Các doanh nghiệp không tuyển chọn, đưa lao động đi làm theo thị thực E-9-5 tại Hàn Quốc
Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị duy nhất được giao đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Ảnh: COLAB. |
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thông báo từ phía Hàn Quốc, việc tuyển dụng và tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong một số ngành, nghề dịch vụ theo thị thực E-9 gồm các nghề dọn dẹp vệ sinh trong khách sạn, căn hộ cho thuê, phụ bếp trong nhà hàng sẽ được thực hiện theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là Chương trình EPS).
Chương trình tiếp nhận lao động này dự kiến được triển khai từ tháng 4/2024 và sẽ được thí điểm thực hiện tại một số địa phương gồm Seoul, Busan, Kangwon và Jeju.
Tại Việt Nam, Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị duy nhất được giao đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được phản ảnh về việc một số công ty môi giới Hàn Quốc mời chào doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam ký kết hợp đồng, tuyển dụng người lao động để đưa đi làm việc trong các ngành, nghề dịch vụ tại Hàn Quốc theo thị thực E-9-5 không đúng quy định về điều kiện tuyển dụng và thủ tục tiếp nhận lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ban hành Công văn số 383/CQLLĐNN-HQTACP đề nghị các doanh nghiệp dịch vụ không ký hợp đồng, tuyển chọn và tư vấn đưa người lao động đi làm việc trong các ngành, nghề dịch vụ theo thị thực E-9-5 tại Hàn Quốc.
Lao động đi làm ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS được vay tối đa bao nhiêu? Người lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú, mức tối đa bằng ... |
Đây không phải lần đầu Cục Quản lý lao động ngoài nước có khuyến cáo về việc đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Trước đó, đơn vị đã có khuyến cáo, cho biết: Thời gian vừa qua, có một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin mở rộng chính sách tiếp nhận của Hàn Quốc quảng cáo, tuyển chọn trái quy định về việc đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành, nghề giúp việc gia đình, vệ sinh, đầu bếp, nhà hàng, bốc xếp bưu phẩm,...theo thị thực E9-5.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị người lao động tìm hiểu kỹ thông tin. Nếu người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi cư trú, COLAB, các doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (thông tin trên trang www.dolab.gov.vn) hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Được biết, theo kế hoạch được thống nhất giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, năm 2024, phía Hàn Quốc sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam sang làm việc theo Chương trình EPS với số lượng dự kiến hơn 15.000 người...
Trong năm 2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được Chính phủ và Bộ giao đưa 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định. |
Xem thêm: Kinh nghiệm bỏ túi cho người đi làm việc Hàn Quốc
Hơn 23.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2 tháng đầu năm 2024 Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB), trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở ... |
Lao động đi làm ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS được vay tối đa bao nhiêu? Người lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú, mức tối đa bằng ... |
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nói gì về vấn đề lừa đảo cưỡng bức lao động? Về vấn đề lừa đảo cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, đây là tình trạng diễn ra chủ yếu từ ... |