Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nói gì về vấn đề lừa đảo cưỡng bức lao động?
Lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Ảnh: COLAB. |
Chiều 18/3, tại Nhà Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao.
Về vấn đề lừa đảo cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, đây là tình trạng diễn ra chủ yếu từ năm 2020 đến nay, là vấn đề phức tạp. Bộ đã phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức giải cứu và đưa nhiều người về nước. Tới đây, cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân, hỗ trợ cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đường dây đưa người ra nước ngoài làm việc trái pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng cần chủ động hợp tác với các nước trong khu vực để tìm giải pháp chung trong đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này, thúc đẩy quá trình hợp tác lao động, di cư hợp pháp có tổ chức, ngăn chặn di cư bất hợp pháp. Đồng thời, tiếp tục triển khai các công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ triển khai đưa về nước, hợp tác chặt chẽ với các nước sở tại để giải cứu công dân là nạn nhân của nạn buôn người, cưỡng bức lao động.
Về di cư bất hợp pháp, theo Bộ trưởng, Bộ Ngoại giao đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý khủng hoảng để kịp thời xử lý vấn đề này, khi có sự cố xảy ra, có phương án phù hợp để đưa công dân Việt Nam về nước an toàn. Đồng thời dự báo trước tình hình thế giới còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cần có biện pháp ứng phó kịp thời trong thời gian tới.
Về công tác bảo hộ công dân, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, từ sau đại dịch Covid-19 thì giao lưu giữa Việt Nam và quốc tế được triển khai mạnh mẽ. Năm 2022 có khoảng 3,8 triệu lượt công dân của Việt Nam ra nước ngoài. Năm 2023 lên đến hơn 10 triệu lượt người ra nước ngoài lao động và học tập. Số du học sinh của ta quay trở lại học ở các nước tăng lên nhanh.
Trong bối cảnh đó, xảy ra một số vi phạm pháp luật các nước ảnh hưởng đến hợp tác của nước ta với các đối tác. Do đó, vừa qua Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo cho các bộ, ngành liên quan phải xây dựng một quy trình, quy chế để đào tạo đội ngũ lao động nước ta sang nước ngoài lao động đảm bảo vừa chấp hành tốt nội quy định của nước sở tại, đồng thời cũng là đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước sở tại và của quan hệ giữa hai nước.
Trong diễn biến liên quan, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB), trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 23.195 lao động (trong đó 7.272 lao động nữ), đạt 18,56% kế hoạch năm 2024.
Trong đó 3 thị trường có số lượng lao động đi làm việc nhiều, lần lượt gồm: Nhật Bản là 17.067 lao động (5.714 lao động nữ), Đài Loan là 4.294 lao động (1.407 lao động nữ), Hàn Quốc là 419 lao động,...
Trong năm 2024, DOLAB sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đưa 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.
Xem thêm: 7 kinh nghiệm bỏ túi cho người đi làm việc tại Hàn Quốc
Thủ tướng yêu cầu làm việc nào dứt điểm việc đó trong phát triển nhà ở xã hội Sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. ... |
Tổng Liên đoàn Lao động phấn đấu thực hiện 2.000 căn hộ nhà ở xã hội năm 2024 Thông tin trên được nêu ra tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra sáng 16/3 ... |
Lao động đi làm ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS được vay tối đa bao nhiêu? Người lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú, mức tối đa bằng ... |