Chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Rumani

31/01/2024 15:13 Truyền thông chính sách THANH TÂM
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), gần đây đã phát sinh tình trạng lao động tụ tập uống rượu, đánh bạc, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc nghe theo đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ di cư trái phép sang nước khác,...đã gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người lao động Việt Nam làm việc tại Rumani.

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan đã ký công văn gửi các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Rumani về việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này.

Công văn nêu rõ, từ năm 2018 đến nay, Rumani đã tiếp nhận gần 11.000 lao động Việt Nam. Đây là thị trường trọng điểm, tiềm năng, thủ tục cấp visa thông thoáng, có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài. Lao động Việt Nam làm việc tại Rumani phần lớn có việc làm và thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, gần đây đã phát sinh tình trạng lao động tụ tập uống rượu, đánh bạc, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc nghe theo đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ di cư trái phép sang nước khác,...đã gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người lao động Việt Nam làm việc tại Rumani.

Hé mở 3 nước người lao động chọn đi làm việc nhiều nhất năm 2023

Để giữ ổn định và phát triển thị trường lao động Rumani, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Rumani, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động.

Cụ thể, về công tác tuyển chọn, đào tạo lao động, doanh nghiệp cần tuyển chọn trực tiếp người lao động, sàng lọc, lựa chọn những lao động thực sự có nhu cầu đi làm việc hợp pháp tại Rumani.

Tổ chức đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đáp ứng yêu cầu của đối tác Rumani; không đưa lao động đi làm việc tại Rumani khi chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.

Song song, thực hiện giáo dục định hướng cho người lao động đủ thời lượng và nội dung, chú trọng về phong tục tập quán, quy định pháp luật nước sở tại và các nội dung người lao động cần tuân thủ theo hợp đồng lao động ký với người sử dụng.

Đồng thời, công khai, minh bạch chí phí của người lao động trước khi đi; quy trình giải quyết tranh chấp giữa người lao động và các bên liên quan trong thời gian làm việc tại Rumani; phổ biến cho người lao động về những rủi ro nếu bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc; trách nhiệm tuân thủ pháp luật nước sở tại.

Đặc biệt, chủ động, phòng ngừa các đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ bỏ hợp đồng hoặc di cư sang nước thứ ba.

Chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Rumani
Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Rumani. Ảnh minh họa: Bộ LĐ-TB&XH.

Trong thời gian người lao động tham gia khóa đào tạo, doanh nghiệp phải theo dõi, rà soát, loại khỏi danh sách lao động không thực sự có nhu cầu sang Rumani làm việc, lao động có ý thức, kỷ luật không tốt, ham chơi cờ bạc, nghiện rượu.

Công văn của Bộ LĐ-TB&XH cũng lưu ý, doanh nghiệp rà soát danh sách lao động bỏ trốn theo quê quán (thôn/xóm, xã/phường), xác định các địa phương có nhiều lao động bỏ hợp đồng, trốn sang nước thứ ba để có phương án tuyển chọn phù hợp cho các đợt tuyển dụng tiếp theo.

Về công tác quản lý lao động, doanh nghiệp cần xây dựng phương án quản lý lao động hiệu quả, phù hợp với số lượng lao động đưa đi. Đối với những nơi có nhiều lao động Việt Nam cùng làm việc, cần tổ chức quản lý theo mô hình tổ, đội, nhóm nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh để xử lý, giải quyết dứt điểm.

Tích cực, chủ động thông tin và phối hợp với người sử dụng lao động và Đại Sứ quán Việt Nam tại Rumani trong quản lý và giải quyết các vụ việc phát sinh liên quan đến lao động.

Cảnh báo việc tuyển chọn trái quy định đưa người lao động đi làm việc Hàn Quốc Cảnh báo việc tuyển chọn trái quy định đưa người lao động đi làm việc Hàn Quốc
Vấn đề cấp thị thực là rào cản lớn nhất để lao động Việt Nam đi Đức làm việc Vấn đề cấp thị thực là rào cản lớn nhất để lao động Việt Nam đi Đức làm việc

Doanh nghiệp cũng cần trao đổi với người sử dụng về các biện pháp giám sát, thực hiện quy chế làm việc, nội quy sinh hoạt đối với người lao động, nhằm hạn chế tình trạng người lao động tụ tập uống rượu, đánh bạc; không để đối tượng xấu có cơ hội lôi kéo, dụ dỗ người lao động bỏ hợp đồng lao động hoặc di cư sang nước thứ ba.

Cùng với đó, thông báo tới gia đình, địa phương về việc người lao động bỏ hợp đồng và đề nghị gia đình, địa phương phối hợp vận động, khuyên nhủ người lao động quay trở lại nơi làm việc hoặc trở về Việt Nam, tránh những rủi ro của việc cư trú và làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài.

Đặc biệt, công văn nêu rõ, phải thực hiện báo cáo định kỳ đúng quy định; báo cáo đột xuất kịp thời khi có vụ việc phát sinh tới Cục Quản lý lao động ngoài nước và Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani để được hướng dẫn và hỗ trợ giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Và cuối cùng, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

Bộ LĐ-TB&XH sẽ thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý nghiêm các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là công tác tuyển chọn, đào tạo.

Doanh nghiệp phải công khai, minh bạch chí phí của người lao động trước khi đi; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động chưa tốt dẫn đến người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc. Đình chỉ có thời hạn đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm; rút giấy phép đối với doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định.

Các doanh nghiệp khi có thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân làm trung gian, môi giới, tổ chức đưa người lao động đi làm việc tại Rumani bất hợp pháp, lôi kéo, dụ dỗ người lao động di cư sang nước thứ ba phải kịp thời báo cáo Bộ LĐ-TB&XH để Bộ đề nghị và phối hợp với cơ quan công an điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Chấn chỉnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Rumani
Lời khuyên cho ứng viên tìm việc làm năm 2024. Đồ họa: N.L.

Các tin khác

Quy định mới về quản lý tiền lương đối với công ty do Viettel nắm giữ 100% vốn điều lệ

Quy định mới về quản lý tiền lương đối với công ty do Viettel nắm giữ 100% vốn điều lệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24/8/2016 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 1/7/2020 và Nghị định số 82/2021/NĐ-CP ngày 6/9/2021 của Chính phủ về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Cách tính mức đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo luật mới nhất

Cách tính mức đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo luật mới nhất

Sau khi mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng tăng từ 1/7/2024 kéo theo mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng.
Cách tính lương hưu theo Luật BHXH (sửa đổi): Chi tiết theo thời gian tham gia

Cách tính lương hưu theo Luật BHXH (sửa đổi): Chi tiết theo thời gian tham gia

Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) ở mỗi khoảng thời gian khác nhau thì số năm tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH khác nhau.
Ngân hàng Chính sách xã hội: Nhiều thành tựu khi thực hiện Chỉ thị 40

Ngân hàng Chính sách xã hội: Nhiều thành tựu khi thực hiện Chỉ thị 40

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 (Chỉ thị số 40) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), bằng sự đồng tâm, hiệp lực và quyết liệt, các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra của Chỉ thị số 40 đã được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cơ bản hoàn thành; hoạt động TDCSXH đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Chính thức rút ngắn thời gian đóng BHXH, NLĐ hưởng lương hưu bao nhiêu?

Chính thức rút ngắn thời gian đóng BHXH, NLĐ hưởng lương hưu bao nhiêu?

So với Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, Luật BHXH (sửa đổi) có nhiều thay đổi hướng tới các mục tiêu lớn như: mở rộng đối tượng tham gia; gia tăng quyền, lợi ích trong thụ hưởng chính sách để thu hút người lao động tham gia BHXH,...
Tin vui về chế độ thai sản cho cả lao động nam và nữ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tin vui về chế độ thai sản cho cả lao động nam và nữ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là 1 nội dung chính của Luật BHXH (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 29/6.
Từ 1/7, BHXH điều chỉnh tăng 10 khoản trợ cấp

Từ 1/7, BHXH điều chỉnh tăng 10 khoản trợ cấp

Các khoản trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được điều chỉnh tăng từ 1/7/2024 khi lương cơ sở tăng từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng/ tháng.
Bảng lương dự kiến từ 1/7 của công chức, viên chức khi lương cơ sở tăng

Bảng lương dự kiến từ 1/7 của công chức, viên chức khi lương cơ sở tăng

Từ 1/7/2024, Bộ Chính trị đã thống nhất với phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm nên công chức, viên chức sẽ được tăng lương theo bảng lương cơ sở.
Một tỉnh của Nhật Bản có chương trình bảo hiểm thân nhân dành cho lao động Việt Nam

Một tỉnh của Nhật Bản có chương trình bảo hiểm thân nhân dành cho lao động Việt Nam

Tỉnh Yamanashi của Nhật Bản đã công bố chương trình bảo hiểm thân nhân đầu tiên dành cho lao động Việt Nam đang làm việc tại tỉnh này. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), đây là biện pháp mới nhất của tỉnh Yamanashi trong nỗ lực trở thành điểm đến hấp dẫn hơn để thu hút nguồn nhân lực nước ngoài, trong đó đáng chú ý là lao động Việt Nam.
Tăng lương cơ sở từ 1/7: Chi tiết 9 đối tượng được áp dụng

Tăng lương cơ sở từ 1/7: Chi tiết 9 đối tượng được áp dụng

Mức tăng lương cơ sở 30% từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Từ 1/7: Hàng triệu người sẽ được tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH

Từ 1/7: Hàng triệu người sẽ được tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH

Bên cạnh phương án điều chỉnh tăng 30% lương cơ sở, Chính phủ đề xuất điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp BHXH từ 1/7.
Tăng 30% lương cơ sở từ 1/7: 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng

Tăng 30% lương cơ sở từ 1/7: 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng

Từ 1/7 cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng một tháng.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vi phạm trước ngày 1/7/2014 được xem xét cấp sổ đỏ

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vi phạm trước ngày 1/7/2014 được xem xét cấp sổ đỏ

Luật Đất đai 2024 quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vi phạm trước ngày 1/7/2014 được xem xét cấp sổ đỏ.
Tuyển 400 lao động đi Hàn Quốc làm việc, lương hơn 38 triệu đồng/tháng

Tuyển 400 lao động đi Hàn Quốc làm việc, lương hơn 38 triệu đồng/tháng

Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB, trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thông báo, tuyển chọn 400 lao động làm nghề hàn và nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.
Người lao động có thể ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp cùng lúc không?

Người lao động có thể ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp cùng lúc không?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Khoa - Phó Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn, hiện nay có nhiều người lao động có nhu cầu làm việc ở nhiều doanh nghiệp khác nhau trong cùng thời điểm. Người lao động hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với nhiều đơn vị cùng lúc.
Cần lao động Việt Nam làm việc ngành y tá, điều dưỡng ở Cộng hòa Séc

Cần lao động Việt Nam làm việc ngành y tá, điều dưỡng ở Cộng hòa Séc

Hiện nay, Cộng hòa Séc đang thiếu 300.000 lao động. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam Hynek Kmonicek cho rằng, nếu như hai bên thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác, thì sẽ thu hút được nhiều lao động Việt Nam có chuyên môn và ngôn ngữ để sang Cộng hòa Séc làm việc, đặc biệt là ngành y tá, điều dưỡng.
Từ ngày 1/7, các chế độ bảo hiểm xã hội được tính theo mức tham chiếu?

Từ ngày 1/7, các chế độ bảo hiểm xã hội được tính theo mức tham chiếu?

Để thay thế cho mức lương cơ sở làm căn cứ tính chế độ bảo hiểm xã hội, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất một mức lương mới là mức tham chiếu.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng?

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng?

Người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội có thể được hưởng trợ cấp hằng tháng là đề xuất tại Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).
Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản?

Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản?

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng, người tham gia đóng BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, không được hưởng chế độ thai sản.
Không áp dụng cơ chế lương, phụ cấp, thu nhập đặc thù từ năm 2025

Không áp dụng cơ chế lương, phụ cấp, thu nhập đặc thù từ năm 2025

Khi thực hiện cải cách tiền lương thì từ năm 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù không còn được áp dụng cơ chế này về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên.
Xem thêm
Phiên bản di động