ĐBQH Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ thanh tra đặc biệt EVN |
Ảnh minh hoạ. |
Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân vừa ký văn bản gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) Phó trưởng Ban Công tác đại biểu, Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về một số nội dung liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của EVN. Đây là vấn đề địa biểu Tạ Thị Yên quan tâm, thảo luận và nêu ý kiến tại kỳ họp thứ 5 đang diễn ra.
Cụ thể, vấn đề được bà Tạ Thị Yên quan tâm đó là việc EVN báo lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, xin tăng giá điện nhưng hàng loạt công ty con của tập đoàn này đưa hàng vạn tỷ đồng gửi ngân hàng.
Khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng
EVN đã thông tin tới đại biểu Quốc hội khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng của tập đoàn năm 2022. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá điện do Chính phủ quy định thực hiện trong năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, trong khi đó giá thành mua điện từ các nhà máy điện (bao gồm cả chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) là 2.032,26 đồng/kWh.
Vì vậy, với mỗi kWh bán cho khách hàng sử dụng điện năm 2022 thì EVN lỗ 149,53 đồng/kWh, làm EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện là 36.294,15 tỷ đồng năm 2022. Nhờ có thu nhập từ các hoạt động khác liên quan tới sản xuất kinh doanh điện là 10.058,36 tỷ đồng, nên số lỗ tổng hợp năm 2022 của EVN là 26.235,78 tỷ đồng.
Theo EVN, giá thành mua điện từ các nhà máy điện bán tới khách hàng bao gồm giá thành khâu phát điện, giá thành khâu truyền tải, khâu phân phối - bán lẻ, khâu phụ trợ. Trong đó, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng chủ yếu.
Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối-bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỉ trọng 16,4%. Do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 tăng đột biến làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506,4 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698,45 đồng/kWh năm 2022.
Cũng theo "ông lớn" ngành điện, năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đồng/kWh.
Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN cho biết đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện và giá điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với giá điện bình quân 1.757,5 đồng/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) để cung cấp cho khách hàng.
Ngoài nhiệm vụ của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ giao trong đầu tư lưới truyền tải và mạng lưới bán điện đến cả vùng núi, hải đảo và bán thấp hơn giá thành để góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các địa bàn trọng điểm.
Do đâu công ty con có hàng chục nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng?
EVN nói rằng, số tiền mà các công ty con của EVN gửi ngân hàng mà báo chí đề cập cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỷ đồng) tại cùng thời điểm của các TCT Điện lực. Chưa nói đến các khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng các khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao nên đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong thời gian tới.
Số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho các nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo các hợp đồng đã ký kết để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các Tổng Công ty Điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay kịp thời cho các đơn vị tín dụng, thanh toán cho các nhà cung cấp, các nhà máy điện theo quy định, đồng thời có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị mình.
Trước đó, tại báo cáo tài chính của 5 doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty (TCT) Điện lực Miền Bắc, TCT Điện lực Miền Trung, TCT Điện lực Miền Nam, TCT Điện lực Hà Nội và TCT Điện lực TP.HCM đều có lợi nhuận hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Đặc biệt, lượng tiền gửi ngân hàng tại các công ty con của EVN trong năm qua lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Minh chứng là trong năm 2022, TCT Điện lực Miền Bắc có hơn 10.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng; TCT Điện lực Miền Trung có khoảng 5.000 tỷ đồng; số tiền gửi ngân hàng của TCT Điện lực Miền Nam là gần 5.500 tỷ đồng; TCT Điện lực Hà Nội có gần 5.000 tỷ đồng và TCT Điện lực TP.HCM có gần 4.000 tỷ đồng gửi ngân hàng.
Trước đó, tại báo cáo tài chính của 5 doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty (TCT) Điện lực Miền Bắc, TCT Điện lực Miền Trung, TCT Điện lực Miền Nam, TCT Điện lực Hà Nội và TCT Điện lực TP.HCM đều có lợi nhuận hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, lượng tiền gửi ngân hàng tại các công ty con của EVN trong năm qua lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Minh chứng là trong năm 2022, TCT Điện lực Miền Bắc có hơn 10.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng; TCT Điện lực Miền Trung có khoảng 5.000 tỷ đồng; số tiền gửi ngân hàng của TCT Điện lực Miền Nam là gần 5.500 tỷ đồng; TCT Điện lực Hà Nội có gần 5.000 tỷ đồng và TCT Điện lực TP.HCM có gần 4.000 tỷ đồng gửi ngân hàng. |
5 công ty con của EVN gửi ngân hàng hàng chục tỷ đồng |