Chuyên gia Cushman & Wakefield:
Dự báo trong giai đoạn quý 4/2023 – 2026 sẽ có khoảng 5.300ha nguồn cung đất KCN mới vào thị trường. Ảnh minh họa: KHATOCO. |
Cushman & Wakefield vừa có báo cáo thị trường bất động sản phân khúc công nghiệp phía Bắc, quý 3/2023.
Theo chuyên gia Cushman & Wakefield, trong quý vừa qua không ghi nhận nguồn cung KCN mới tại khu vực Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc. Nhờ lợi thế về vị trí và quỹ đất sẵn sàng, thị trường KCN phía Bắc vẫn là tâm điểm đầu tư với tỷ lệ lấp đầy đạt gần 73% trong quý 3/2023, tương đương mức hấp thụ thuần là 120ha, giảm 33% theo quý nhưng diễn biến đầu tư vẫn duy trì tốt.
Quảng Ninh và Hải Phòng dẫn đầu về lượng hấp thụ thuần lần lượt là 27% và 25%, tiếp theo là Hưng Yên và Hải Dương với mỗi tỉnh đóng góp 16%.
Một số tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nằm trong top 10 thu hút FDI trong 9 tháng đầu năm 2023 như: Hải Phòng (thứ 1), Bắc Ninh (thứ 4), Quảng Ninh (thứ 6) và Hưng Yên (thứ 9). Ngành Điện tử, Máy tính và Sản phẩm Quang học, ngành sản xuất chủ chốt của khu vực phía Bắc, ghi nhận chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,2% theo năm trong quý 3/2023.
Theo Cushman & Wakefield, quý vừa qua, giá thuê sơ cấp trung bình của đất KCN tiếp tục tăng và được ghi nhận ở mức 123 USD/m2/kỳ thuê, tăng 2,6% theo quý và tăng 10,2% theo năm. Một số chủ đầu tư KCN đã điều chỉnh giá trong khoảng 7 – 10% theo năm trong bối cảnh nhu cầu cao và diễn biến thị trường tốt. Tuy nhiên mức giá này vẫn đang ở mức hợp lý đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Đơn vị dự báo, trong giai đoạn quý 4/2023 – 2026 dự kiến sẽ có khoảng 5.300ha nguồn cung đất KCN mới vào thị trường. Sự tăng trưởng nguồn cung đất KCN sẽ giúp khu vực sẵn sàng đón làn sóng đầu tư nhờ sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc. Trong giai đoạn gần đây, nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự quan tâm đến ngành bán dẫn của Việt Nam. Vì vậy, khu vực phía Bắc đang đứng trước cơ hội tiến sâu hơn trong chuỗi giá trị của ngành này.
Cushman & Wakefield cũng dự báo, trong giai đoạn quý 4/2023 – 2026, khu vực Vùng kinh tế trọng điểm Bắc dự kiến sẽ đón khoảng 1,1 triệu m2 nhà xưởng xây sẵn. Nhu cầu thuê xưởng được dự báo duy trì tích cực, theo sau làn sóng đầu tư và dịch chuyển của các nhà sản xuất lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, tốc độ tăng giá thuê xưởng có thể chậm hơn trước.
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư bất động sản, công nghệ cao, logistics ở Đà Nẵng Mitsubishi Corporation Việt Nam, Liên doanh Indochina Kajima là những doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm các lĩnh vực TP. Đà Nẵng đang tập trung ... |
Đà Nẵng muốn quy hoạch 3 khu công nghiệp mới đến năm 2030 UBND TP. Đà Nẵng đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến ... |
Kiến nghị chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đầu tư nhà ở cho công nhân Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị cần nghiên cứu cơ chế, ban hành chính sách riêng về việc đầu tư xây dựng nhà ... |