Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 48.363 lao động. Ảnh minh họa: HPG. |
Đó là con số thống kê mới nhất vừa được Cục Quản lý lao động ngoài nước công khai.
Tính riêng tháng 4/2024, số lao động đi làm việc nước ngoài là 12.430 người (2.710 lao động nữ). Ba thị trường hút lao động đi làm việc nhiều nhất gồm: Nhật Bản 6.301 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) 5.127 lao động, Hàn Quốc 108 lao động.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 48.363 lao động (14.193 lao động nữ) đạt 38,69 % kế hoạch năm 2024. Trong đó thị trường Nhật Bản là 29.665 lao động (10.840 lao động nữ), Đài Loan (Trung Quốc) là 14.908 lao động (3.011 lao động nữ), Hàn Quốc là 815 lao động...
Được biết, trong năm 2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu đưa 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.
Bên cạnh đó, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động; đẩy mạnh công tác gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp dịch vụ để đào tạo, chuẩn bị nguồn và nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài,...
Trước đó, năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 159.986 lao động (55.804 nữ), đạt 133,3% kế hoạch được giao. Trong đó, Nhật Bản là 80.010 lao động (34.523 nữ), Đài Loan (Trung Quốc) là 58.620 lao động (18.430 nữ), Hàn Quốc là 11.626 lao động (1.073 nữ),...
Liên quan đến xuất khẩu lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có công văn cảnh báo tình trạng lừa đảo, thu tiền của người lao động đi làm việc tại Australia trong ngành nông nghiệp.
Theo công văn, thời gian qua đã xuất hiện một số tổ chức, cá nhân mạo danh được Bộ LĐ-TB&XH và phía Australia lựa chọn để tuyển chọn, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật, có nguy cơ mất an ninh, trật tự tại một số địa phương.
Để ngăn ngừa tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng thông tin về chương trình để lừa đảo, thu tiền của người lao động trái quy định pháp luật, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thông tin, tuyên truyền tới người lao động tại địa phương về việc: Không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia cho tới khi Bộ LĐ-TB&XH và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam công bố chính thức danh sách doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, đơn vị sự nghiệp được lựa chọn tham gia Chương trình PALM (the Pacific Australia Labour Mobility) và đơn vị được phía Australia lựa chọn thực hiện Chương trình.
Xem thêm: Nghỉ khám thai được hưởng bao nhiêu tiền bảo hiểm?
Hỗ trợ 1.000 lao động Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia Ngày 7/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã trao đổi tuyên bố về việc nâng cấp quan hệ hai ... |
Mở rộng đối tượng được vay vốn, ưu tiên đi làm việc ở nước ngoài Dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất ... |
Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại Ngày hội việc làm cho lao động nữ Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ sẽ diễn ra tại Bắc Ninh ngày mai (31/3) với hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng ... |
Tuyển chọn 180 điều dưỡng, hộ lý đi làm việc ở Nhật Bản, lương đến 210.000 Yên/tháng Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) thông báo tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc năm 2024 với số ... |
Cơ hội cho lao động nữ đi Nhật Bản thực tập, lương đến 30 triệu đồng/tháng Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo tuyển chọn thực tập sinh nữ đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo Chương trình ... |