Cục Quản lý lao động ngoài nước thông báo tiếp tục tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc năm 2024 với số lượng 180 người. Ảnh: COLAB. |
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), từ năm 2012 đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với phía Nhật Bản tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 12 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc với tổng số 2306 người. Đến nay đã có 1.845 điều dưỡng, hộ lý được sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản.
Cục Quản lý lao động ngoài nước thông báo tiếp tục tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc năm 2024 với số lượng 180 người. Theo đơn vị, đây là chương trình phi lợi nhuận giúp cho những người tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng có nguyện vọng được sang làm việc tại Nhật Bản.
Các ứng viên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định nếu được tuyển chọn sẽ tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng tại cơ sở đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tổ chức. Trong thời gian đào tạo, học viên sẽ được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí. Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.
Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản sẽ giới thiệu những người đạt được cấp độ N3 kỳ thi năng lực tiếng Nhật cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng ứng viên điều dưỡng và hộ lý để lựa chọn.
Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin thêm, ứng viên điều dưỡng là những người sẽ tạm trú ở Nhật Bản 03 năm (mỗi năm gia hạn một lần) và thực hiện công việc hỗ trợ điều dưỡng tại bệnh viện nhằm đạt được chứng chỉ điều dưỡng viên để có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
Ứng viên hộ lý là những người sẽ tạm trú ở Nhật Bản 04 năm (mỗi năm gia hạn một lần) và tham gia cung cấp dịch vụ hộ lý tại cơ sở chăm sóc sức khoẻ nhằm đạt được chứng chỉ hộ lý để có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
Những người được lựa chọn sẽ được sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa 03 năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần) và tối đa 04 năm đối với ứng viên hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần).
Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ 04. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn tại Nhật Bản.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản sẽ theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, mức lương thông thường của ứng viên điều dưỡng, hộ lý như sau:
Đối với ứng viên điều dưỡng là 170.000 - 190.000 Yên/tháng (thu nhập bình quân khoảng 235.000 Yên/tháng, bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng,...).
Ứng viên hộ lý/nhân viên chăm sóc là 190.000 - 210.000 Yên/tháng (thu nhập bình quân khoảng 291.000 Yên/tháng, bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng,...).
Mức lương trên có thể thay đổi tùy theo cơ sở tiếp nhận và được chi trả cho ứng viên phù hợp với quy định của pháp luật Nhật Bản.
Ngoài mức lương trên, thông thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.
Ứng viên cần tìm hiểu thêm thông tin có thể liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 04.3936.6633 hoặc 04-3824-9517 (số máy lẻ 513, 611). |
Gần 36.000 người đi xuất khẩu lao động 3 tháng đầu năm 2024 Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết: 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ) đạt 28,74% kế hoạch năm 2024. Trong đó thị trường Nhật Bản là 23.364 lao động (8.248 lao động nữ), Đài Loan là 9.781 lao động (3.011 lao động nữ), Hàn Quốc 707 lao động (không có lao động nữ),... Được biết, trong năm 2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu đưa 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định. |
Xem thêm: Hướng dẫn người lao động tra cứu doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động hay không?
Cảnh báo tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa phát đi cảnh báo về việc một số cá nhân, tổ chức lợi dụng thông ... |
Các doanh nghiệp không tuyển chọn, đưa lao động đi làm theo thị thực E-9-5 tại Hàn Quốc Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ban hành công văn đề nghị các doanh nghiệp dịch vụ không ký hợp đồng, tuyển chọn ... |
Tuyển không giới hạn số lượng lao động đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản đợt 2 năm 2024 Thực hiện bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật ... |