Thực hiện cải cách tiền lương:
Cải cách tiền lương từ 1/7 sẽ tác động đến tiền lương đóng BHXH như thế nào? |
Từ 2025 không còn cơ chế tiền lương, phụ cấp đặc thù với cán bộ, công chức, viên chức. Ảnh minh họa. |
Ngày 22/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Chỉ thị 17/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Tại Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nhất quán mục tiêu xuyên suốt việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, cảng biển và sân bay; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Các bộ ngành, địa phương tiếp tục cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả...
Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN), Thủ tướng lưu ý, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu khoảng 5-7%; dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.
Dự toán chi NSNN sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau.
Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội
Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; gắn với kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7.
Thủ tướng nhấn mạnh việc bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27, 28 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa 12) và Nghị quyết số 104/2023 của Quốc hội khóa 15.
Đi cùng đó là quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ...
Kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2024.
Trong đó, khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN.
Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.
Đặc biệt, đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù, Thủ tướng yêu cầu từ năm 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên.
Các đơn vị này lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 1/7/2024 và cho năm 2025, phù hợp với dự toán NSNN năm 2024.
Các bộ, cơ quan trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể.
Cải cách tiền lương từ 1/7 sẽ tác động đến tiền lương đóng BHXH như thế nào? Cơ quan soạn thảo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cho biết dự luật giao cho Chính phủ quy định mức lương làm căn cứ ... |
Nhiều lao động sắp được tăng lương 2 lần từ 1/7/2024 Ngoài việc được tăng lương tối thiểu vùng, nhiều lao động có thể được tăng lương thêm do điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo ... |
Sau cải cách tiền lương 1/7, 9 trường hợp này hưởng mức tăng lương đáng kể Nghị định 42 điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng ... |