Chuyên gia, cán bộ Công đoàn tại Hội nghị cùng phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). |
Chiều 17/5, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ Công đoàn.
Tại hội nghị, các đại biểu là các chuyên gia, cán bộ Công đoàn đã tập trung đóng góp các ý kiến liên quan đến các nội dung trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) như: Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; các hành vi bị nghiêm cấm; trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và các biện pháp xử lý vi phạm về trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội; cơ chế để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động; tác động của việc thực hiện chính sách tiền lương mới đến quy định...
Đặc biệt, nhiều vấn đề như hưởng BHXH một lần và chế tài xử lý đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc... được các đại biểu đặc biệt quan tâm, phản biện.
Về vấn đề hưởng BHXH một lần, trong báo cáo tiếp thu, giải trình dự án Luật BHXH (sửa đổi) gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) kèm theo Tờ trình số 527/TTr-CP, Chính phủ đã đề xuất 2 phương án. Phương án 1: Người lao động (NLĐ) có thời gian đóng BHXH trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.
Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà NLĐ có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để NLĐ tiếp tục tham gia và hưởng chế độ BHXH.
Theo ông Nguyễn Duy Cường, Phó vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quá trình lấy ý kiến, mỗi phương án đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định, tuy nhiên phần đông lựa chọn phương án 1.
Góp ý tại hội nghị, TS Nguyễn Huy Khoa, Phó trưởng Khoa Luật - Đại học Công đoàn, cho rằng nên quy định theo phương án 2 như trong dự thảo, đó là chỉ cho rút một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng chế độ BHXH, bảo đảm an sinh khi hết độ tuổi lao động.
Còn ông Lê Đức Thọ, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang, cho rằng cả 2 phương án đều chưa ưu việt, song nếu bắt buộc phải lựa chọn thì sẽ chọn phương án 1 trong dự thảo.
Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cán bộ Công đoàn; đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục đồng hành trong xây dựng chính sách về an sinh xã hội, giúp cho người lao động có quyền lợi tốt nhất, đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ.
Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nói về ảnh hưởng của cải cách tiền lương đến chính sách BHXH
Cảnh báo mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội trên mạng Zalo, Facebook để lừa đảo, trục lợi Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Bình Dương phát đi cảnh báo việc nhiều trang Web, Zalo, Facebook, số điện thoại,…mạo danh cơ quan BHXH, ... |
Cảnh báo người lao động từ việc phát hiện trường hợp gian lận để hưởng chế độ thai sản Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai vừa phát hiện một trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật BHXH ... |
Thu phí để cấp lại mật khẩu VssID, sổ bảo hiểm xã hội trên Tiktok là trái pháp luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội cảnh báo, việc các kênh TikTok cung cấp dịch vụ như cấp lại mật khẩu, thay đổi ... |