Nghị định 08 có đủ để vực dậy niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?
Doanh nghiệp bất động sản vui mừng vì Nghị định mới về trái phiếu doanh nghiệp |
Năm 2023 - 2024 được coi là đỉnh đáo hạn trái phiếu, với giá trị đáo hạn lên tới gần 700.000 tỷ đồng. Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2023, sẽ có khoảng 309.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong đó, số lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn rơi vào khoảng hơn 119.000 tỷ đồng. Tính riêng trong tháng 1/2023, có gần 17,5 nghìn tỷ đồng tổng giá trị trái phiếu đến hạn, trong đó 60% tập trung ở nhóm bất động sản với 10,5 nghìn tỷ đồng và 34% ở nhóm xây dựng với 5,9 nghìn tỷ đồng.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản "đóng băng", nhiều doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn. Từ đó, danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu đang dần tăng lên.
Nghị định 08 ra đời được ví như "cơn mưa rào giữa nắng hạ" tưới mát vào các doanh nghiệp bất động sản đang gặp hạn. Nghị định này cho phép doanh nghiệp thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác như bất động sản, từ đó tạo cơ sở pháp lý việc đẩy mạnh hơn xử lý nợ xấu trái phiếu. Ngoài ra, Nghị định 08 cho phép đàm phán kéo dài thời gian trả nợ, giúp tạm thời giảm áp lực trả nợ cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Tuy nhiên, để trả nợ bằng bất động sản, các doanh nghiệp phảiđược người sở hữu trái phiếu chấp thuận. Trong lúc niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm, để đạt được thoả thuận gia hạn, hoán đổi trái phiếu bằng bất động sản và vực dậy thị trường các doanh nghiệp cần nhiều hơn một giải pháp.
Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh |
Chia sẻ với Nhịp sống Doanh nghiệp, TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế (nguyên Viện phó Viện Quản lý giá Bộ Tài chính) khuyến nghị các doanh nghiệp bất động sản trước khi nói về câu chuyện đáo hạn trái phiếu, phát hành trái phiếu riêng lẻ…,thì cần cơ cấu lại hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở tái cơ cấu hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp nên tái cơ cấu lại nguồn tài chính. Trong tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và tái cơ cấu nguồn tài chính các doanh nghiệp nên đưa khấu phần phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Chuyên gia cho rằng, Nghị quyết 08 sẽ chỉ cho các doanh nghiệp bất động sản một lối thoát trong vấn đề trái phiếu doanh nghiệp đến hạn và sắp đáo hạn quy mô vài trăm ngàn tỷ trong năm 2023 - 2024. Tuy nhiên, điều này không giúp cho các doanh nghiệp bất động sản trong việc phát hành các trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mới, huy động thêm vốn.
Để trả nợ bằng bất động sản, các doanh nghiệp phảiđược người sở hữu trái phiếu chấp thuận. |
Vì vậy, việc tái cơ cấu lại tài chính, trái phiếu doanh nghiệp là cơ hội cho các doanh nghiệp trong 2 năm có thể xử lý các vướng mắc. Đồng thời, xây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và thị trường doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Ông đặt vấn đề, chưa có một nội dung nào giúp cho các doanh nghiệp bất động sản trong việc biến trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trở thành một kênh quan trọng, ổn định, bền vững bên cạnh những kênh tài chính hiện tại. Đây là một bài toán mà vị chuyên gia mong các doanh nghiệp bất động sản sẽ chú ý.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chính phủ cũng nêu lên 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường BĐS, bao gồm: Hoàn thiện thể chế; Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Nguồn vốn tín dụng; Nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp; Tổ chức thực hiện của các địa phương; Thông tin, truyền thông khôi phục niềm tin, hỗ trợ trị trường và hoạt động của các doanh nghiệp BĐS.
Nghị định mới về trái phiếu doanh nghiệp: Cho phép hoán nợ bằng tài sản khác |