Sửa Luật thuế 71: Vì một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững

22/06/2024 12:28 Bảo vệ người lao động Minh Nguyệt
Những bất cập của Luật thuế 71/2014/QH13 (Luật thuế 71) là rõ ràng, kéo dài nhiều năm gây rất nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp nước nhà. Đã đến lúc, sắc thuế này cần phải được thay đổi.
Sửa Luật thuế 71: Vì một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững
Bất cập của Luật 71 khiến giá phân bón tăng lên đáng kể so với trước đó

Theo ông Nguyễn Văn Phụng - Nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý thuế Doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế, người có gần 20 năm làm chính sách tài chính, quá trình thảo luận, xây dựng Luật thuế 71 đã có nhiều “vấn đề”. Và hệ quả, sắc thuế này đã trở thành “lợi bất cập hại”.

Năm 2008, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT). Khi đó, có 26 nhóm hàng hóa dịch vụ chịu thuế, 15 nhóm hàng hóa dịch vụ chịu thuế 5%, thuế 0% dành cho nhóm dịch vụ hàng hóa xuất khẩu và nhóm chịu thuế 10%. Trong đó phân bón và máy móc thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp được áp dụng mức thuế 5%.

Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương năm 2008 đã khiến Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là giai đoạn năm 2012-2013. Do đó, các nhà làm chính sách phải tính toán làm thế nào để khuyến khích, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp.

Các nhà khoa học kiến nghị vật tư nông nghiệp đầu vào, trong đó có phân bón, nên để thuế thấp hơn, tạo điều kiện cho bà con nông dân được mua giá rẻ và doanh nghiệp sản xuất được lợi. Một số hiệp hội ngành hàng kiến nghị đưa phân bón về thuế suất 0%.

“Lúc đó với tư cách cán bộ làm chính sách của Bộ Tài chính, tôi đã khuyến cáo rằng không thể đưa về 0% được vì theo thông lệ và các cam kết quốc tế, chúng ta chỉ áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, theo đúng nguyên tắc của thuế GTGT”, ông Phụng nhấn mạnh.

Tại thời điểm đó, Quốc hội đã thảo luận rằng hiện có 3 mức thuế 0%, 5% và 10%. Nếu như vật tư nông nghiệp đầu vào đang ở mức 5% mà khó khăn quá thì đưa về mức không chịu thuế. Rất tiếc tại thời điểm đó, các hiệp hội ngành hàng, các viện, cơ quan nghiên cứu… không đủ thông tin dữ liệu để chứng minh rằng 5% có lợi hay không chịu thuế có lợi hơn. Năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật thuế 71 quy định các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không phải chịu thuế GTGT.

Ngay sau khi triển khai thực hiện, Luật thuế 71 đã bộc lộ khá nhiều bất cập. Không những giá bán phân bón trong nước không giảm mà còn tăng lên, làm hạn chế sản xuất, kinh doanh, kìm hãm sự phát triển của các dự án đầu tư sản xuất phân bón, khiến doanh nghiệp điêu đứng, nông dân chịu thiệt hại.

TS Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam chia sẻ, sau khi Luật Thuế 71 đi vào cuộc sống, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã gặp một số khó khăn: Thứ nhất, do không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm; bất lợi trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.

Thứ hai, do không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nên không khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phân bón đầu tư, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định để tạo ra sản phẩm phân bón thế hệ mới, chất lượng cao, hàm lượng công nghệ lớn.

Ngoài ra, theo Luật thuế 71, phân bón nhập khẩu không có thuế GTGT, điều này có lợi cho các nhà sản xuất nước ngoài khi xuất khẩu phân bón sang Việt Nam và làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước khi phải “gánh” chi phí thuế GTGT.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Luật thuế 71 không những ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nông dân, còn ảnh hưởng tới môi trường và nông sản đầu ra của Việt Nam. Bởi vì, nếu không có sự thay đổi về chính sách thuế, các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với nguy cơ thay đổi chiến lược kinh doanh sang lĩnh vực khác, nhường thị phần lại cho các sản phẩm phân bón ngoại nhập giá rẻ, kém chất lượng. Đây chính là nguy cơ lớn nhất cho ngành nông nghiệp và xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Khi không được khấu trừ thuế GTGT, tự nhiên phân bón nội địa “lép vế” với sản phẩm nhập khẩu.

Sửa Luật thuế 71: Vì một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững
Việc sớm sửa đổi Luật thuế số 71 không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp phân bón trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn do Covid-19 mà còn gián tiếp hỗ trợ nông dân được mua phân bón với giá hợp lý hơn.

Bên cạnh đó, với việc hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu ở Việt Nam theo cam kết của hiệp định thương mại tự do (FTA), doanh nghiệp nước ngoài càng có điều kiện hạ giá bán phân bón mạnh để cạnh tranh với phân bón nội địa. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong khu vực, kể cả các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, đều được hậu thuẫn để chen chân vào thị trường Việt Nam. Điều này, không những làm cho phân bón nội địa thụt lùi mà sản phẩm nông nghiệp và môi trường cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi lẽ các loại sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ lạc hậu giá rẻ chắc chắn sẽ tác động tới môi trường và nông sản đầu ra.

Về lâu dài, sự lệ thuộc vào phân bón nhập khẩu không thể bảo đảm phát triển nền nông nghiệp bền vững, gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ công nghiệp - nông nghiệp - nông dân và nông thôn, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của nước nhà.

Đã đến lúc không thể không sửa đổi Luật thuế 71

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, qua 10 năm thực hiện Luật thuế 71, chúng ta đã thấy nhiều bất cập. Ông Ngọc cho rằng, đã đến lúc không thể không sửa đổi.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Chúng ta coi trọng nông nghiệp, có rất nhiều nghị quyết, nhiều chủ trương, nhưng những chính sách cụ thể thì chúng ta phải học tập, nghiên cứu vì hội nhập ngày càng sâu. Một năm Việt Nam xuất khẩu xấp xỉ 55 tỉ USD, mà là xuất siêu. Một ngành đóng góp để thu về ngoại tệ cho đất nước là ngành nông nghiệp, trong bối cảnh luôn phải đối mặt thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế. “Trụ đỡ” này ai là người làm nên? Chính là hàng triệu hộ nông dân đang rất cần được quan tâm để họ đầu tư, phát triển nông nghiệp theo chủ trương phát triển nông nghiệp xanh, bền vững. Vậy thì phải hỗ trợ, mà hỗ trợ hiệu quả nhất là chính sách thuế. Đó là tác động đến hàng hóa đầu vào đang chiếm đến 40-60% giá thành sản xuất”.

Sửa Luật thuế 71: Vì một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững
Chuyên gia cao cấp về thuế Nguyễn Văn Phụng, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế doanh nghiệp

Còn theo chuyên gia Nguyễn Văn Phụng, khi mặt hàng phân bón không bị áp thuế sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp phân bón trong nước sẽ không có cơ hội để đầu tư thêm dây chuyền máy móc phục vụ cho sản xuất. Vì khi đầu tư sẽ phải nhập khẩu máy móc, thiết bị và phải nộp thuế GTGT cho đầu vào mà không được khấu trừ, không được hoàn lại cho nên dồn vào giá thành. Vì vậy ông Phụng cho rằng, đối với mặt hàng phân bón (và có thể là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn chăn nuôi…) áp thuế 5% như trước đây là hợp lý.

Đồng quan điểm, PGS.TS Ngô Trí Long cho hay, chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5%, nhìn một cách tổng thể đối với lợi ích xã hội sẽ góp phần tăng NSNN thông qua các khoản thu thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động đang làm việc trong ngành phân bón…

Đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón, ông Nguyễn Hoàng Trung, Phó Tổng giám đốc Công ty CP DAP - Vinachem khẳng định. Nếu như Luật thuế 71 lần này sửa đổi theo hướng đưa phân bón vào danh mục hàng chịu thuế, đối với doanh nghiệp sản xuất phân bón, ngành sản xuất phân bón trong nước sẽ có rất nhiều tác động tích cực.

Thứ nhất là giảm được chi phí thuế đầu vào, dẫn tới giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngành sản xuất phân bón trong nước hiện nay cũng đã tương đối đầy đủ các mặt hàng phục vụ cho ngành nông nghiệp. Từ cơ hội này, ngành sản xuất phân bón trong nước sẽ từng bước chiếm lĩnh thị trường, gia tăng thị phần. Doanh nghiệp sẽ chủ động điều chỉnh được giá thành, tăng hậu mãi. Yếu tố thứ hai là các doanh nghiệp sẽ có nguồn lực, động lực để gia tăng đầu tư, tái đầu tư, nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Đây là tiền đề rất quan trọng. “Chúng ta đã qua rất nhiều năm không đổi mới được công nghệ, do vướng các thủ tục về luật thuế. Cơ hội này chúng ta có thêm động lực để đổi mới công nghệ của ngành sản xuất trong nước. Nếu ngành sản xuất phân bón trong nước ổn định, giữ được thị trường. Và khi tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng sẽ tạo tiền đề, điều kiện cho người nông dân được sử dụng phân bón chất lượng, yên tâm hơn” - ông Trung khẳng định.

Thuế chuyển nhượng bất động sản lần đầu giảm trong 6 năm Thuế chuyển nhượng bất động sản lần đầu giảm trong 6 năm

Số tiền thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản năm ngoái đạt hơn 18.600 tỷ đồng, lần đầu giảm theo năm kể từ năm ...

Đánh thuế giao dịch vàng để người tiêu dùng chuyển sang các kênh đầu tư khác Đánh thuế giao dịch vàng để người tiêu dùng chuyển sang các kênh đầu tư khác

Đây là đề xuất của chuyên gia tại cuộc họp để trao đổi về chính sách quản lý thị trường vàng và bàn sửa đổi ...

Ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của HS, SV để rửa tiền, trốn thuế… Ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của HS, SV để rửa tiền, trốn thuế…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài ...

Các tin khác

HTP Pharma - chủ thương hiệu Sắc Ngọc Khang chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 700 triệu đồng

HTP Pharma - chủ thương hiệu Sắc Ngọc Khang chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 700 triệu đồng

Vừa qua, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. HCM công bố, Công ty CP Đầu tư Dược phẩm HTP chậm đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng hơn 703 triệu đồng, số liệu tính đến hết ngày 31/8/2024, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 15/9/2024.
Cảnh báo lừa đảo người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo diện visa E8

Cảnh báo lừa đảo người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo diện visa E8

Ngày 24/9, Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) phát đi thông tin cảnh báo tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình lao động thời vụ diện visa E8.
“Xác định thiệt hại đến đâu, hỗ trợ kịp thời đến đó” cho người lao động, doanh nghiệp sau bão số 3

“Xác định thiệt hại đến đâu, hỗ trợ kịp thời đến đó” cho người lao động, doanh nghiệp sau bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Miễn, giảm thuế cho cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và mưa lũ

Miễn, giảm thuế cho cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và mưa lũ

Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai việc hướng dẫn người nộp thuế các giải pháp về miễn, giảm, gia hạn thuế, chính sách thuế hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Hoạt động từ thiện phải tuân thủ quy định nào? Trục lợi tiền từ thiện có bị xử phạt không?

Hoạt động từ thiện phải tuân thủ quy định nào? Trục lợi tiền từ thiện có bị xử phạt không?

Hoạt động từ thiện của cá nhân khi xảy ra thiên tai cần phải tuân thủ quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, kêu gọi quyên góp từ thiện rồi chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích là hành vi bị nghiêm cấm.
Người dân bị thiệt hại do bão số 3 được giải quyết sớm quyền lợi bảo hiểm, lùi thời hạn trả nợ vay vốn

Người dân bị thiệt hại do bão số 3 được giải quyết sớm quyền lợi bảo hiểm, lùi thời hạn trả nợ vay vốn

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện ngay việc tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3 Yagi. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện ngay các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão này gây ra.
"Ông lớn" nhựa Đại Đồng Tiến giảm hàng trăm lao động, nợ bảo hiểm xã hội hơn 7,4 tỷ đồng

"Ông lớn" nhựa Đại Đồng Tiến giảm hàng trăm lao động, nợ bảo hiểm xã hội hơn 7,4 tỷ đồng

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP. HCM, Công ty CP Đại Đồng Tiến chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hơn 7,4 tỷ đồng.
Halo Group nợ đóng bảo hiểm xã hội gần 1,8 tỷ đồng cho người lao động

Halo Group nợ đóng bảo hiểm xã hội gần 1,8 tỷ đồng cho người lao động

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP. HCM, Công ty TNHH Halo Group chậm đóng bảo hiểm xã hội tổng 45 tháng gần 1,8 tỷ đồng cho người lao động.
Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 917 người, Toyota Việt Nam bị phạt 90 triệu

Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 917 người, Toyota Việt Nam bị phạt 90 triệu

Cục An toàn lao động ngày 13/08/2024 đã ban hành quyết định số 253/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính số tiền 90 triệu đồng về lĩnh vực lao động đối với Công ty Ô tô Toyota Việt Nam.
Hành trình đi sửa Honda CR-V 2024 tại ba đại lý chưa có hồi kết

Hành trình đi sửa Honda CR-V 2024 tại ba đại lý chưa có hồi kết

Honda CR-V 2024 mua được hai tháng, lăn bánh hơn 3.000 km liên tục gặp lỗi khi vận hành, chủ xe mang đi sửa tại ba đại lý chưa xong.
Cảnh giác loạt chiêu trò lừa đảo tinh vi nhắm vào người có nhu cầu xuất cảnh, xuất khẩu lao động

Cảnh giác loạt chiêu trò lừa đảo tinh vi nhắm vào người có nhu cầu xuất cảnh, xuất khẩu lao động

Thời gian gần đây, tình trạng mạo danh các cơ quan, doanh nghiệp để lừa đảo làm thủ tục xuất cảnh, xuất khẩu lao động nhằm chiếm đoạt tài sản trên các nền tảng xã hội vẫn tiếp diễn. Thủ đoạn của các đối tượng xấu ngày càng tinh vi khiến nhiều người dân nhẹ dạ dễ dàng mắc bẫy. Vì vậy, nguời lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại.
Công ty Đồ hộp Thanh Dung - chủ sản phẩm Cá Ngừ đại dương ngâm dầu đóng túi nợ đóng bảo hiểm hơn 1,6 tỷ

Công ty Đồ hộp Thanh Dung - chủ sản phẩm Cá Ngừ đại dương ngâm dầu đóng túi nợ đóng bảo hiểm hơn 1,6 tỷ

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Phú Yên, Công ty TNHH Đồ hộp Thanh Dung nợ đóng bảo hiểm cho người lao động hơn 1,6 tỷ đồng.
Người lao động cảnh giác hình thức lừa đảo mới nhằm đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản

Người lao động cảnh giác hình thức lừa đảo mới nhằm đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có thông tin cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam, nhằm thông tin về ứng dụng VssID 4.0 mà đối tượng lừa đảo đã lập trên app. Mục đích để đánh cắp thông tin, đánh cắp tài khoản cá nhân, gây thiệt hại về tài chính của người dân, ảnh hưởng đến uy tín của ngành BHXH.
Điểm danh loạt doanh nghiệp ở Đà Nẵng nợ bảo hiểm xã hội của người lao động rất lớn

Điểm danh loạt doanh nghiệp ở Đà Nẵng nợ bảo hiểm xã hội của người lao động rất lớn

Bảo hiểm Xã hội TP. Đà Nẵng công bố gần 170 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHTNLĐ, BNN, BHYT, BHTN) của người lao động kéo dài, số tiền lớn, số liệu tính đến ngày 30/06/2024.
Chủ Stelia Beach Resort Phú Yên nợ đóng bảo hiểm cho 171 lao động hơn 600 triệu đồng

Chủ Stelia Beach Resort Phú Yên nợ đóng bảo hiểm cho 171 lao động hơn 600 triệu đồng

Bảo hiểm Xã hội tỉnh Phú Yên công bố, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Việt Beach - chủ dự án Stelia Beach Resort Phú Yên, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) hơn 614 triệu đồng.
Vụ chậm bàn giao nhà ở xã hội ở Đà Nẵng: Người lao động muốn được đền bù, hỗ trợ thuê nhà

Vụ chậm bàn giao nhà ở xã hội ở Đà Nẵng: Người lao động muốn được đền bù, hỗ trợ thuê nhà

Người lao động mua nhà ở tại dự án Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh (đường số 4, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) nhưng bị chậm bàn giao nhà. Họ mong muốn Công ty CP Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước (chủ đầu tư) có đền bù, hỗ trợ thuê nhà.
Sai phạm trong khấu trừ tiền lương và huy động người lao động làm thêm giờ bị xử phạt như thế nào?

Sai phạm trong khấu trừ tiền lương và huy động người lao động làm thêm giờ bị xử phạt như thế nào?

Từ vụ việc Công ty TNHH Nobland Việt Nam bị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 170 triệu đồng về hành vi khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định và huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định; quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này như thế nào?
Tỉnh táo trước chiêu trò lừa đảo tuyển dụng online "việc nhẹ - lương cao" ngày càng tinh vi

Tỉnh táo trước chiêu trò lừa đảo tuyển dụng online "việc nhẹ - lương cao" ngày càng tinh vi

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên cảnh báo, nhiều người vẫn sập bẫy chiêu trò tuyển dụng cộng tác viên online “việc nhẹ - lương cao” và bị chiếm đoạt tài sản. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra cảnh báo về những dấu hiệu nhận diện thủ đoạn lừa đảo tinh vi này.
Người sử dụng lao động vi phạm quy định liên quan đến công đoàn có thể bị phạt nặng

Người sử dụng lao động vi phạm quy định liên quan đến công đoàn có thể bị phạt nặng

Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/1/2022 của Chính phủ quy định rõ các mức xử phạt đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định liên quan đến công đoàn, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trong đó, người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng có thể bị phạt đến 75.000.000 đồng.
Cần lưu ý gì để tránh mắc bẫy lừa đảo trực tuyến liên quan đến thuế?

Cần lưu ý gì để tránh mắc bẫy lừa đảo trực tuyến liên quan đến thuế?

Theo Tổng cục Thuế, lợi dụng việc ngành Thuế triển khai các dịch vụ thuế điện tử phục vụ người nộp thuế, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng nhiều thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao để mạo danh cán bộ thuế, cơ quan thuế nhằm chiếm đoạt thông tin, tài sản của người nộp thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động