Dù nhận lương cao nhưng nhân sự ngành công nghệ thông tin (IT) vẫn thiếu hụt? |
Ngay từ những tháng đầu năm 2024, tín hiệu khởi sắc của ngành công nghệ thông tin - viễn thông đã được ghi nhận. Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy trong quý I/2024, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt gần 36,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ; xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin tăng 17%, đạt mức 31 tỷ USD.
Theo khảo sát doanh nghiệp ngành công nghệ của Vietnam Report, 100% số doanh nghiệp đồng thuận rằng tăng trưởng vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo của ngành công nghệ trong nửa cuối năm 2024, cùng sự ổn định và phục hồi của nền kinh tế vĩ mô.
Trong đó, 11,1% doanh nghiệp tin tưởng vào sự bứt phá mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin trong nửa cuối năm 2024; 88,9% số doanh nghiệp dự báo ngành công nghệ thông tin sẽ duy trì đà tăng trưởng trong 6 tháng tới (tăng 17,5% so với kết quả khảo sát của năm trước).
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp công nghệ, tháng 5/2021-2024 |
Năm 2024 hứa hẹn mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Đây là năm phổ cập hạ tầng số, phát triển các ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới để tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ.
Về cơ bản, hành lang pháp lý xoay quanh chuyển đổi số và ngành công nghệ thông tin - viễn thông đang dần hoàn thiện, đưa ra các quy định rõ ràng, giúp tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong ngành, thiết lập nền tảng vững chắc giúp các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam mở rộng và phát triển.
Về viễn thông, thương mại hóa 5G là bước tiến vượt bậc, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi số. Việc triển khai 5G cũng tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và học máy (ML), giúp nâng cao hiệu suất và sáng tạo trong mọi lĩnh vực.
Bên cạnh đó, năm 2024 tiếp tục chứng kiến sự hội tụ và phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, tiên tiến như AI, IoT, ML, thực tế ảo, điện toán đám mây và điện toán lượng tử… Sự phát triển này tạo ra một hệ sinh thái công nghệ đa dạng và mạnh mẽ, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.
Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội phát triển ngành bán dẫn. Với sự hỗ trợ từ Chính phủ và các chính sách ưu đãi, cùng với nguồn nhân lực chất lượng đã và đang được nỗ lực xây dựng, chi phí cạnh tranh, các doanh nghiệp tại Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển và mở rộng quy mô, tham gia vào thị trường bán dẫn.
Một yếu tố khác góp phần vào triển vọng sáng của ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong năm 2024 là sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ công nghệ, các giải pháp bảo mật mới và tiên tiến. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ cung cấp các giải pháp và dịch vụ mới, từ phần mềm quản lý, ứng dụng di động đến các dịch vụ đám mây và nền tảng IoT. Triển vọng xuất khẩu phần mềm sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và Châu Á - Thái Bình Dương vẫn duy trì khả quan khi công tác chuyển đổi số được đẩy nhanh, trở thành xu thế tất yếu của thế giới.
Tuy nhiên, cũng theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng mức tăng trưởng mạnh mẽ vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2021-2022, cho thấy các doanh nghiệp vẫn thận trọng trước những biến động thị trường. Bối cảnh thị trường công nghệ đang mở ra nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức đi kèm, đòi hỏi doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, nhanh nhạy và toàn diện để tăng tốc.
Kết quả khảo sát ghi nhận 22,2% số doanh nghiệp thừa nhận đã tích hợp AI nhưng chưa thấy hiệu quả lớn. AI chỉ mang lại giá trị tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp khi được áp dụng đủ sâu rộng.
Bên cạnh đó, câu chuyện thiếu vốn, chi phí đầu tư cao vẫn là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp công nghệ trong quá trình ứng dụng các công nghệ mới, bên cạnh các vấn đề thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn hay khó khăn trong việc tích hợp, đảm bảo sự tương thích với hệ thống hiện có. Ngoài ra, các vấn đề về an ninh mạng, bảo mật dữ liệu hay khó khăn trong việc thu thập và chuẩn bị dữ liệu cũng đặt ra những thách thức đáng kể trên hành trình tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới của cộng đồng doanh nghiệp.
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp công nghệ, tháng 6/2023 và tháng 5/2024 |
Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, chiến lược phát triển của các doanh nghiệp công nghệ hiện nay tiếp tục dựa trên nền tảng “kiềng ba chân” vững chắc tương ứng với: tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trong thời đại số, ngành công nghệ không chỉ là một lĩnh vực riêng biệt mà là trục chính của sự tiến bộ kinh tế và xã hội. Làn sóng công nghệ bùng nổ trên toàn cầu, quá trình chuyển đổi số được đẩy mạnh và sự nóng lên của mặt trận an ninh mạng khiến chi tiêu công nghệ thông tin được dự báo duy trì mức tăng trưởng cao, hỗ trợ cho những kỳ vọng lạc quan về triển vọng của ngành.
Năm 2024, khi kinh tế vĩ mô từng bước trở lại quỹ đạo phục hồi và tăng trưởng, một chương mới đầy triển vọng cho các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam cũng được mở ra. Nắm bắt cơ hội sẽ là nhiệm vụ cốt lõi của các doanh nghiệp công nghệ trên đường đua để tăng tốc và vươn tầm, khẳng định vị thế trụ cột định hình cấu trúc kinh tế của Việt Nam.
Năm 2023, kinh tế số ước tính đã đóng góp khoảng 16,5% GDP của Việt Nam (tỉ trọng kinh tế số/GDP năm 2021, 2022 lần lượt là 11,9% và 14,3%), với tốc độ phát triển kinh tế số khoảng 20%/năm, gấp khoảng 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP và tiếp tục đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Vị thế của Việt Nam tiếp tục ghi nhận dấu ấn cải thiện trên bản đồ công nghệ thế giới khi được Liên Hợp Quốc đánh giá tăng 10 bậc về dữ liệu mở. Trong khi đó, chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (Global Innovation Index - GII) của Việt Nam năm qua đứng thứ 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp và là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua. Nhìn chung, ngành công nghệ của Việt Nam trong năm 2023 ổn định với doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT tăng trưởng 1,4% so với năm 2022, ước đạt 3.397.492 tỷ đồng (tương đương 142 tỷ USD) và tiếp tục đóng góp vào nền kinh tế 887.398 tỷ đồng, tăng 1,34% so với năm 2022. |
Infographic: Những ngành nghề nào có mức lương cao nhất trong năm 2023? Nhiều ngành nghề dự báo có mức lương cạnh tranh, đặc biệt cho các vị trí đã có kinh nghiệm trong năm 2023. |
Chi tiết 10 nhóm vị trí việc làm ngành khoa học và công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 16/2023/TT-BKHCN hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành ... |
Khoảng 200 nghìn môi giới bất động sản đã chuyển nghề hoặc rời bỏ ngành Theo thông tin từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đã có đến 70% môi giới bất động sản chuyển nghề hoặc ... |