Việt Nam thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện chỉ trong tháng 5, 6 vừa qua
Ba lĩnh vực dẫn đầu trong thu hút vốn ngoại vào Việt Nam |
Tăng trưởng GDP đang phụ thuộc nhiều vào khu vực xuất khẩu. Nguồn: WB. |
Cụ thể, WB ước tính ảnh hưởng của các đợt mất điện tháng 5, 6 vừa qua tại Việt Nam lên tới khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP. Cũng theo đơn vị này, căn cứ vào ước tính thiếu hụt cung đến tháng 6, nhu cầu năng lượng không được đáp ứng, tổn thất về doanh thu cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở mức khoảng 75 triệu USD.
Để giảm nhẹ rủi ro an ninh năng lượng và tổn thất kinh tế trong tương lai, WB khuyến nghị một số giải pháp trước mắt cho Việt Nam, như tránh chậm trễ trong lịch biểu vận hành thương mại các nhà máy điện trong năm 2024 và 2025; xử lý nhanh quy trình phê duyệt và triển khai đầu tư về truyền tải.
Theo WB, Việt Nam cũng cần đa dạng hóa nguồn cung, chuyển từ cơ cấu năng lượng năm 2025 sang dựa nhiều hơn vào nguồn nhập khẩu trong khu vực. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng có thể đem lại tác động, nếu thiết lập ngay hệ thống theo dõi và chỉ tiêu bắt buộc theo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Cũng tại báo cáo, WB dự báo tăng trưởng năm nay của Việt Nam sẽ chậm lại, dự kiến trắng trưởng 4.7% trong năm 2023, song tăng tốc trong nửa cuối năm nay. Những năm tiếp theo, tăng trưởng được dự báo phục hồi dần lên 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025.
Tuy có chững lại, nhưng cầu trong nước dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự kiến tăng nhẹ từ mức bình quân 3,1% trong năm 2022 lên bình quân 3,5% trong năm nay.
Nhìn chung, nền kinh tế vẫn tương đối thiếu vốn đầu tư, đầu tư công tính trên mỗi đầu người và trên mỗi lao động vẫn thấp hơn nhiều so với mức ở các quốc gia thu nhập trung bình cao và quốc gia thu nhập cao.
WB cho rằng, Việt Nam còn dư địa tài khóa rộng - nợ công và nợ được khu vực công bảo lãnh đang ở mức 35,7% GDP vào năm 2022, so với ngưỡng nợ 60% do Quốc hội đề ra và có thể chi đầu tư công nhiều hơn để đẩy mạnh tăng trưởng bền vững
WB cũng khuyến nghị Việt Nam thực hiện 5 giải pháp để phát huy hiệu quả của đầu tư công, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đó là cải thiện việc lập kế hoạch và thẩm định dự án đầu tư công; biến chi đầu tư công trở thành công trình hạ tầng hiệu quả; tăng cường quản lý tài sản công, nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách; thiết lập chiến lược, kế hoạch và chương trình đầu tư công phù hợp; cải thiện cơ chế quản lý đầu tư và quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền theo hướng hiện đại.
Thanh tra chỉ rõ các sai phạm của EVN khi để miền Bắc thiếu điện Thanh tra cho hay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vận hành thủy - nhiệt điện và dự báo nhu cầu tiêu thụ "chưa ... |