Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, đại gia bán lẻ cũng lao đao |
Xu hướng phát triển bền vững
Diễn đàn Tiêu dùng Việt Nam 2023: Xu hướng và Thị trường Bán lẻ” do Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức vào ngày 28/6 tại Hà Nội. Chương trình tập trung vào các vấn đề quan trọng liên quan đến ngành hàng tiêu dùng, từ đó nhằm tìm ra hướng đi mới cho ngành hàng tiêu dùng Việt Nam.
Bà Đặng Thúy Hà – Giám đốc bộ phận Consumer Insight NielsenIQ Việt Nam nhận định, người tiêu dùng đang rất quan tâm những sản phẩm có tính bền vững và thân thiện môi trường, do vậy nhà quản lý, doanh nghiệp cần xem xét và đẩy mạnh xây dựng lộ trình chuyển đổi và phát triển, minh bạch thông tin. Các doanh nghiệp cần phải chủ động chứng minh các hành động và kết quả phát triển bền vững và chịu trách nhiệm với tuyên bố xanh của mình và chủ động đưa ra bằng chứng hoạt động. Như vậy, nhu cầu người tiêu dùng gia tăng là 1 trong 3 động lực thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững.
Bà Hà cũng chỉ ra cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất. Từ đó, đưa ra lộ trình phát triển cho doanh nghiệp, trong đó có kế hoạch ngắn, trung và dài hạn. Trong đó, ngắn hạn bao gồm: Công nhận từ bên thứ ba về cải tiến bền vững; Thay thế và giảm thiểu nhựa trong bao bì. Với kế hoạch trung hạn, có các giải pháp cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí để phát triển. Dài hạn doanh nghiệp cần có các thay đổi mang tính cách mạng đối với toàn bộ hệ thống.
Diễn đàn Tiêu dùng Việt Nam 2023: Xu hướng và Thị trường Bán lẻ”. |
Tại sự kiện, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp Nguyễn Minh Tiến cũng nhận định, xu hướng sử dụng thực phẩm an toàn, thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên trở nên phổ biến. Ý thức quan tâm về sức khỏe cao, người tiêu dùng sẵn sàng trả chi phí cao hơn cho những sản phẩm chất lượng. Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp nông sản đã đầu tư mạnh vào quy trình sản xuất khiến sản phẩm phát triển cả về chất và lượng.
Minh chứng, số liệu nghiên cứu của Dự án Intage Việt Nam về tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy, kết quả có tới 95% người tiêu dùng có nhận thức về việc bảo vệ môi trường thông qua những hành động có tích cực đến môi trường.
Mua sắm thông qua quá trình giải trí bùng nổ
Bàn về tốc độ tăng trưởng của thị trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam, ông Đỗ Văn Việt, Trưởng Phòng TMĐT iViet Solution, đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn thương mại điện tử là kênh mua sắm thường xuyên bởi sự tiện ích nhiều mặt. Hiện thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng 2 con số/năm. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, người bán hàng chuyển mạnh sang thương mại điện tử để tiếp cận người tiêu dùng, nhất là trên các kênh như mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo.
Ông Việt chỉ ra những xu hướng nổi bật trong năm 2023 đó là: Live commerce (phát sóng trực tiếp); Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) ; trí tuệ nhân tạo AI (Chat GPT). Trong đó, nổi bật nhất là AI khi chỉ mất 1 tuần để có 100 triệu người dùng. Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm thông qua quá trình giải trí (live commerce) đang mang lại giá trị tăng tốc độ bán hàng, tăng độ hấp dẫn và tạo sự khác biệt. Ví dụ về việc Tỉnh Đoàn Bắc Giang đang triển khai bán trái vải thiều trên TikTok Shop Việt Nam, ông Đỗ Đức Việt cho biết, nhiều phiên bán hàng live stream chỉ trong vài tiếng có thể bán hàng tấn vải với hàng nghìn đơn hàng.
AI chỉ mất 1 tuần để có 100 triệu người dùng. |
Đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, việc cần làm của các doanh nghiệp và nhà bán lẻ là nắm bắt xu hướng và đưa ra phương pháp tiếp cận đúng; làm đa kênh, tạo nhiều điểm chạm cho khách hàng. Doanh nghiệp không nên đi theo xu hướng mà phải đón đầu và tạo ra xu hướng cho mình
Đồng quan điểm, ông Bùi Cao Học, CEO & Founder công ty TNHH Công nghệ CloudGO cho rằng, hành vi khách hàng đã thay đổi, doanh nghiệp phải thay đổi phù hợp với hành vi mới của khách hàng.
Sản xuất, tiêu dùng Trung Quốc tăng trưởng đột biến |