Các cơ sở y tế của Nhật Bản mong tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam

19/08/2024 10:08 Truyền thông chính sách THANH TÂM
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki chia sẻ như vậy trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung diễn ra chiều 15/8, theo tường thuật của Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TB&XH.

Các cơ sở y tế của Nhật đang mong tiếp nhận điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam

Hộ lý viên Việt Nam chăm sóc người cao tuổi tại Cơ sở Phúc lợi Kirishiki ở tỉnh Saitama. (Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN)
Hộ lý viên Việt Nam chăm sóc người cao tuổi tại cơ sở Phúc lợi Kirishiki ở tỉnh Saitama. Nguồn ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN.

Theo Cổng thông tin Bộ LĐ-TB&XH, tại buổi làm việc, Đại sứ Ito Naoki chia sẻ, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, đặc biệt tiềm năng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đại sứ Ito Naoki cho biết, hiện nay, có khoảng 570.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu trong số 15 nước phái cử thực tập sinh, lao động sang Nhật Bản.

Theo Đại sứ Nhật Bản, vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua chương trình mới thay thế cho chương trình thực tập sinh kỹ năng cũ. Theo đó, chương trình mới sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi người nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản, tạo cơ hội cho người lao động làm việc lâu hơn tại Nhật Bản, qua đó giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng do dân số già hóa tại quốc gia này.

Song, theo Đại sứ Nhật Bản, chế độ mới đòi hỏi người lao động phải có trình độ tiếng Nhật nhất định. Chính vì vậy, ngài Đại sứ mong Bộ trưởng tiếp tục quan tâm tới vấn đề đào tạo nhân lực trước khi phái cử sang Nhật làm việc.

Bên cạnh đó, Đại sứ Ito Naoki mong muốn lãnh đạo Bộ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ dự án "Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", mà Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước đang triển khai.

Đề cập đến lĩnh vực kỹ năng đặc định, theo Đại sứ Ito Naoki, chương trình kỹ năng đặc định số 2 (Tokutei Gino 2) mới có 37 người, trong đó có 20 lao động Việt Nam. Do đó, Nhật Bản mong muốn hai nước thúc đẩy hợp tác hơn nữa để quảng bá chương trình này.

“Hiện nay các cơ sở y tế của Nhật đang mong muốn tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam theo chương trình VJEPA – chương trình đưa điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Song, số ứng viên tham gia chương trình này chưa đáp ứng được nhu cầu, mặc dù phía Nhật Bản đã nới lỏng một số tiêu chí như giảm thời gian đào tạo tiếng Nhật xuống 3 tháng”, Đại sứ Nhật Bản chia sẻ.

Đại sứ Nhật Bản mong muốn Việt Nam, cá nhân Bộ trưởng quan tâm để gia tăng số ứng viên điều dưỡng sang Nhật. Phía Nhật Bản cũng mong muốn hai quốc gia sớm khởi động việc đàm phán thoả thuận Bảo hiểm xã hội song phương giữa hai nước.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhiều chương trình, dự án như Chương trình Thực tập sinh kỹ năng, Chương trình lao động kỹ năng đặc định, Chương trình đưa điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA),... đã được Bộ phối hợp với phía Nhật Bản triển khai và đạt được nhiều kết quả. Đây là một kết quả rất tích cực thể hiện chương trình phái cử và tiếp nhận thực tập sinh, lao động Việt Nam sang Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây.

Minh chứng, từ năm 2016 có khoảng 200 nghìn người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Nhật Bản, đến nay con số này lên tới 570 nghìn người. Người Việt Nam có câu “đất lành, chim đậu”, điều đó cho thấy Nhật Bản là đất nước được nhiều lao động Việt Nam tin tưởng, lựa chọn để sinh sống, học tập và làm việc.

Liên quan đến Dự án “Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” do Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng tình với ý kiến của Đại sứ về việc cần đẩy nhanh tiến độ dự án về đích càng sớm càng tốt nhằm cung cấp thông tin về thị trường đầy đủ chính xác cho người lao động, giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí cho người lao động,

Bộ trưởng cũng đề cập đến việc 2 bên đã phối hợp triển khai tốt kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định trong ngành hộ lý, nông nghiệp trong tháng 4 vừa qua, tiến tới tổ chức thi đánh giá trong ngành lưu trú, khách sạn.

Về phát triển nguồn nhân lực, theo Bộ trưởng, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, Việt Nam có tới 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là lợi thế vô cùng lớn. Hiện có nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản về lao động để duy trì số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản tương đương con số của năm 2023.

Trao đổi về Hiệp định bảo hiểm xã hội với Nhật Bản, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mong muốn và đề nghị hai bên thúc đẩy nhanh hơn để tiến tới Hiệp định được ký kết và có hiệu lực. Bởi lực lượng lao động của Việt Nam và Nhật Bản rất đông, không nên để người lao động phải đóng bảo hiểm 2 lần, gây khó khăn cho người lao động hai nước, lấy lợi ích của người lao động, công dân của hai nước làm nền tảng.

Đang tuyển chọn bổ sung tối đa 156 ứng viên điều dưỡng, hộ lý

Trong diễn biến liên quan, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã thông báo tuyển chọn bổ sung tối đa 156 ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc năm 2024. Đây là chương trình phi lợi nhuận giúp cho những người tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng có nguyện vọng được sang làm việc tại Nhật Bản.

Mức lương của ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc tại Nhật Bản sẽ theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, mức lương thông thường của ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc như sau:

Ứng viên điều dưỡng: 170.000 - 190.000 Yên/tháng (thu nhập bình quân khoảng 235.000 Yên/tháng, bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng,...).

Ứng viên hộ lý/nhân viên chăm sóc: 190.000 - 210.000 Yên/tháng (thu nhập bình quân khoảng 291.000 Yên/tháng, bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng,...).

Mức lương trên có thể thay đổi tùy theo cơ sở tiếp nhận và được chi trả cho ứng viên phù hợp với quy định của pháp luật Nhật Bản.

Ngoài mức lương trên, thông thường ứng viên sẽ được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.

Ứng viên nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ sau:

Cục Quản lý lao động ngoài nước. Địa chỉ ở số 41B, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khai đăng ký online tại đường link sau: https://forms.gle/peKZYHXbvFDwMc6t7

Thời gian đến ngày 23/08/2024. Ứng viên cần tìm hiểu thêm thông tin có thể liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 04.3936.6633 hoặc 04-3824-9517 (số máy lẻ 513, 611).

Xem thêm: Làm thế nào để biết được doanh nghiệp có nợ đóng BHXH của người lao động?

Tuyển chọn 180 điều dưỡng, hộ lý đi làm việc ở Nhật Bản, lương đến 210.000 Yên/tháng Tuyển chọn 180 điều dưỡng, hộ lý đi làm việc ở Nhật Bản, lương đến 210.000 Yên/tháng

Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) thông báo tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý/nhân viên chăm sóc năm 2024 với số ...

Cần lao động Việt Nam làm việc ngành y tá, điều dưỡng ở Cộng hòa Séc Cần lao động Việt Nam làm việc ngành y tá, điều dưỡng ở Cộng hòa Séc

Hiện nay, Cộng hòa Séc đang thiếu 300.000 lao động. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Séc tại Việt Nam Hynek Kmonicek cho ...

Tuyển chọn bổ sung tối đa 156 ứng viên sang Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lý Tuyển chọn bổ sung tối đa 156 ứng viên sang Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lý

Cục Quản lý lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thông báo tuyển chọn bổ sung tối đa ...

Các tin khác

Ngân hàng Nhà nước: Pháp luật nghiêm cấm hành vi “ép” khách hàng mua, giao kết hợp đồng bảo hiểm

Ngân hàng Nhà nước: Pháp luật nghiêm cấm hành vi “ép” khách hàng mua, giao kết hợp đồng bảo hiểm

Ngân hàng Nhà nước vừa trả lời phản ánh của cử tri về tình trạng khách hàng đi vay vốn bị các tổ chức tín dụng “ép” mua bảo hiểm. Theo đó, pháp luật hiện hành nghiêm cấm hành vi “đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm” và có quy định cụ thể về chế tài xử lý.
Việc áp dụng bảng giá đất sát với giá thị trường hơn có thể làm tăng chi phí sử dụng đất, giá đất

Việc áp dụng bảng giá đất sát với giá thị trường hơn có thể làm tăng chi phí sử dụng đất, giá đất

Đây là nhận định của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia khi chia sẻ về những điểm cần lưu ý trong quá trình hướng dẫn, áp dụng và thực thi Luật Đất đai 2024 của địa phương và doanh nghiệp bất động sản.
3 trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng theo Luật Bảo hiểm xã hội mới

3 trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng theo Luật Bảo hiểm xã hội mới

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2025 quy định những trường hợp bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng.
Từ 7/10/2024, diện tích tối thiểu để tách thửa đất tại Hà Nội là 50m2

Từ 7/10/2024, diện tích tối thiểu để tách thửa đất tại Hà Nội là 50m2

Theo Quyết định 61/2024/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có hiệu lực từ ngày 7/10/2024, về tách thửa đất ở tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m².
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu hụt hoặc đứt gãy nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu hụt hoặc đứt gãy nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ động xây dựng kế hoạch xăng dầu cho năm 2025 và các năm tiếp theo; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trước nhân dân nếu để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Khắc phục bất cập, bảo đảm công bằng hệ thống thuế

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Khắc phục bất cập, bảo đảm công bằng hệ thống thuế

Cho ý kiến về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, mục tiêu cuối cùng của luật là bảo đảm nguồn thu ngân sách ổn định, nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá, phòng chống trốn thuế, thất thu thuế, hạn chế các hành vi làm xói mòn cơ sở thuế; bảo đảm công bằng hệ thống thuế Việt Nam.
Quy định mới về các trường hợp xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định mới về các trường hợp xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý

Nghị định số 116/2024/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ ngày 17/9/2024) bổ sung một số trường hợp xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Đề xuất lương cơ bản của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, cao nhất 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương cơ bản của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, cao nhất 80 triệu đồng/tháng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Trong đó đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Sang tên sổ đỏ mà không đăng ký biến động đất đai bị xử phạt như thế nào?

Sang tên sổ đỏ mà không đăng ký biến động đất đai bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp sang tên sổ đỏ mà không đăng ký biến động đất đai thì bên nhận chuyển quyền sử dụng đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?

Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?

Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024 liên quan đến doanh nghiệp, người lao động

Một số chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024 liên quan đến doanh nghiệp, người lao động

Từ tháng 9/2024, sẽ áp dụng một loạt quy định mới về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm một thành viên; quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước; bảng lương người lao động trong doanh nghiệp nhà nước;…
Sau khi thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề Chương trình EPS, người lao động lưu ý gì?

Sau khi thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề Chương trình EPS, người lao động lưu ý gì?

Từ ngày 5/3 đến ngày 6/8/2024, Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) đã phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) tổ chức kỳ thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề cho 44.983 người lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. COLAB khuyến cáo, người lao động cần cảnh giác trước các hành vi lừa đảo như hỗ trợ để sớm được chủ sử dụng lao động lựa chọn, xuất cảnh nhanh.
Nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thế nào?

Nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thế nào?

Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, cơ quan BHXH đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện từ cuối tháng 08/2024 để người hưởng được nhận chế độ ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ. Lịch chi trả cho người hưởng qua tài khoản ngân hàng của BHXH các tỉnh bắt đầu từ ngày 04/9/2024 hoặc 05/9/2024 theo phân luồng đã được thông báo, đảm bảo hoàn thành trước ngày 10/9/2024.
Cải cách tiền lương: Nghiên cứu quy định đánh giá cán bộ để trả lương theo kết quả thực thi nhiệm vụ

Cải cách tiền lương: Nghiên cứu quy định đánh giá cán bộ để trả lương theo kết quả thực thi nhiệm vụ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng theo kết quả thực thi nhiệm vụ.
Tài sản gắn liền với đất gồm những gì? Có bắt buộc phải đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ không?

Tài sản gắn liền với đất gồm những gì? Có bắt buộc phải đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ không?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 quy định cụ thể về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. Theo đó, tài sản gắn liền với đất không bắt buộc phải đăng ký vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (còn gọi là sổ đỏ), mà được thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Tuyển chọn 50 ứng viên đi thực tập hộ lý ở Nhật Bản, lương từ 175.000 Yên/tháng trở lên

Tuyển chọn 50 ứng viên đi thực tập hộ lý ở Nhật Bản, lương từ 175.000 Yên/tháng trở lên

Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) thông báo, thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka Nhật Bản về việc việc phái cử và tiếp nhận thực tập sinh hộ lý sang Nhật Bản, đơn vị tuyển chọn ứng viên năm 2024 với số lượng 50 người.
Luật Nhà ở nghiêm cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở, vậy vi phạm xử phạt ra sao?

Luật Nhà ở nghiêm cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở, vậy vi phạm xử phạt ra sao?

Luật Nhà ở 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024) quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm là sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng; tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt từ 20 - 40 triệu đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp để xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp để xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Quyết định số 1225/QĐ-BLĐTBXH việc điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp. Theo kế hoạch, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp với 6.800 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp này để làm cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025.
8 trường hợp nhà ở không có sổ đỏ vẫn được phép giao dịch mua, bán

8 trường hợp nhà ở không có sổ đỏ vẫn được phép giao dịch mua, bán

Nghị định số 95/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Trong đó nêu rõ 8 trường hợp nhà ở được tham gia giao dịch khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ).
Nhận lương đến 30 triệu đồng khi đi thực tập ở Nhật Bản ngành sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm

Nhận lương đến 30 triệu đồng khi đi thực tập ở Nhật Bản ngành sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là Tổ chức IM Japan) về Chương trình đào tạo thực tập kỹ thuật cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản, Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo kế hoạch tuyển chọn 25 thực tập sinh nữ đợt 02/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động