Hỗ trợ lao động mất việc: Cần tăng khả năng chống chịu trước các “cú sốc”
Người lao động bị giảm giờ làm, mất việc được hỗ trợ số tiền 1 đến 3 triệu đồng |
Ảnh minh hoạ |
Những ý kiến trên được các chuyên gia chia sẻ tại Tọa đàm với chủ đề "Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động" được tổ chức chiều 7/9 mới đây.
Thị trường lao động việc làm trong nước những tháng cuối năm 2023 vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, chủ yếu do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất; tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng; tình trạng lao động buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp vẫn tiếp diễn.
Từ thực tế công tác kết nối cung – cầu lao động tại thị trường Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đánh giá trong thời điểm này, cả doanh nghiệp và người lao động đều khó khăn. Đặc biệt, trong lĩnh vực như dệt may, da giày, chế biến gỗ…, người lao động trong các ngành này bị sa thải, đột ngột thất nghiệp.
Ở góc độ rộng hơn, theo ông các chính sách hỗ trợ người lao động trong bối cảnh này cần sát hơn, cũng như cần các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu nội địa… để hỗ trợ doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu đầu vào cũng rất cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi.
Ông Thành cũng nhấn mạnh vai trò của công tác định hướng, giúp dần định hướng lại, hỗ trợ trong công tác phát triển nhân lực, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, từng bước phục hồi thị trường lao động, việc làm bền vững.
Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), những tháng đầu năm 2023, thị trường lao động gặp nhiều khó khăn, trên 500.000 người bị ảnh hưởng do mất, giảm việc làm. Trong đó, có trên 54% người lao động mất việc làm, trên 40% giảm giờ làm.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, chính sách an sinh xã hội, như vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, nạn tín dụng đen,...
Về giải pháp, ông Quảng cho rằng, mặc dù thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách kịp thời hỗ trợ người lao động, song cần hoàn thiện theo hướng hỗ trợ nhiều hơn nữa, chú trọng vào đào tạo, duy trì việc làm cho người lao động một cách bền vững, chứ không chỉ trợ cấp tiền cho họ khi mất việc làm.
Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng cần hướng tới đảm bảo việc làm, hỗ trợ nâng cao tay nghề cho người lao động. Đồng thời, vẫn cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp để người lao động bị mất việc làm có điều kiện đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là chính sách về tiền lương, thu nhập, tránh tình trạng khi mất việc không đủ tiền duy trì cuộc sống, họ buộc phải rút bảo hiểm xã hội một lần.
Trường hợp nào người lao động được tự đóng bảo hiểm xã hội? Người lao động có được tự đóng bảo hiểm xã hội không? là câu hỏi của nhiều người lao động, đặc biệt là người lao ... |