Nhiều vướng mắc trong thực tiễn đất đai sẽ được tháo gỡ khi thi hành Luật Đất đai 2024

08/03/2024 13:46 Bất động sản Minh Nguyệt
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhấn mạnh, việc triển khai thi hành Luật Đất đai và các luật có liên quan sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực tiễn để đất đai trở thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Đề xuất phương pháp định giá, bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
Nhiều vướng mắc trong thực tiễn đất đai sẽ được tháo gỡ khi thi hành Luật Đất đai 2024

Ngày 11-15/3 tới, Bộ Tư pháp dự kiến tổ chức Hội nghị Triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 của ngành Tư pháp.

Trước đó, ngày 18/1/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 với 87,63% đại biểu Quốc hội tán thành, đã quán triệt và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và trong thành quả chung về xây dựng Luật Đất đai 2024 của cả hệ thống chính trị, có công lao đóng góp rất quan trọng của Bộ Tư pháp và toàn ngành tư pháp.

Luật Đất đai 2024 có 16 chương và 260 điều, trong đó có 65 điều, khoản giao cho Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện.

Theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 thì Chính phủ và các Bộ, ngành sẽ ban hành 16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành 06 Nghị định; ban hành 04 thông tư; Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định, ban hành 01 thông tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành 01 Nghị định; cập nhật bổ sung vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Quyết định; Bộ Nội vụ ban hành 01 thông tư, để quy định chi tiết Luật Đất đai. Riêng dự thảo Nghị định quy định lấn biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, hoàn thiện, trình ban hành theo trình tự rút gọn để đảm bảo có hiệu lực từ ngày 01/04/2024. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành trình Chính phủ ban hành, ban hành theo thẩm quyền trong tháng 05/2024.

Về việc triển khai các đề án thí điểm, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng Đề án để Chính phủ trình Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác theo Thông báo số 3270/TB-TTKQH ngày 11/01/2024 của Tổng Thư ký Quốc hội và chỉ đạo tại Công văn số 294/VPCP-PL ngày 14/01/2024 của Văn phòng Chính phủ, thời gian trình trước ngày 10/03/2024; Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị quyết thí điểm về việc tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư, thời gian trình trước ngày 10/03/2024; Giao Bộ Tư pháp chủ trì báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép đưa 02 Đề án thí điểm nêu trên vào Chương trình làm việc của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, tháng 05/2024.

Theo Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận định, việc thực hiện mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 18-NQ/TW yêu cầu “Đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất”, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều luật, trong đó có một số luật, Nghị quyết có liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản như Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ 01/01/2024, Nghị quyết 98/2023/QH15 “về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh”; Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật các tổ chức tín dụng 2024, nhất là Luật Đất đai 2024 mà các luật này đều có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025, đặc biệt là có một số quy định của Luật Đất đai 2024 được áp dụng sớm hơn từ ngày 01/04/2024; bên cạnh đó, Quốc hội đang xem xét Đề án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản 2015, sẽ “bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất” và chắc chắn sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc của thực tiễn do “vướng mắc pháp lý” là vướng mắc lớn nhất chiếm đến 70% khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và cũng là vướng mắc lớn nhất trong hoạt động thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các địa phương.

Đặc biệt Quốc hội đã cho phép Chính phủ xây dựng Đề án trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác sẽ cho phép nhà đầu tư “được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở và đất khác hoặc đất khác không phải là đất ở”, hoặc sẽ tháo gỡ được vướng mắc đối với các trường hợp nhà đầu tư “đang có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở” phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng để thực hiện dự án nhà ở thương mại và xây dựng Đề án trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm về việc tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư sẽ tháo gỡ được vướng mắc cho các địa phương đối với tất cả các dự án đầu tư công, bao gồm cả dự án nhóm B, nhóm C để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công để sớm triển khai thực hiện dự án.

"Hiệp hội tin tưởng và kỳ vọng việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 và các luật có liên quan sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực tiễn để đất đai trở thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", ông Châu nhấn mạnh.

Năm 2023, Bộ Xây dựng cho biết trong cả nước đã có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị “vướng mắc”, chủ yếu là “vướng mắc pháp lý”, trong đó TP.HCM có hơn 148 dự án bị “vướng mắc pháp lý” ở cả 3 cấp độ.

Để tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có có việc tháo gỡ tình trạng “vướng mắc pháp lý”, Ban Chấp hành Trung ương đã có nhiều Nghị quyết, điển hình là Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 đã mang lại thành quả rõ rệt là đã nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật từ năm 2022 đến nay, “bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất”; Bộ Chính trị cũng đã có nhiều Nghị quyết, Kết luận, điển hình là Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 “về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/09/2021“về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”; Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đã tập trung cao độ và đã đạt được các thành quả rất ấn tượng trong công tác lập pháp mà điển hình là việc thông qua Luật Đấu thầu 2023, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024, Luật các tổ chức tín dụng 2024 bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất; Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã rất coi trọng công tác xây dựng pháp luật thể hiện trong việc tổ chức các phiên họp xây dựng pháp luật định kỳ hàng tháng và là cơ quan chủ trì soạn thảo hầu hết các đề án luật.

Thủ tướng Chính phủ đã thành lập nhiều tổ công tác, đặc biệt là Tổ công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng, đồng thời các địa phương cũng đã thành lập các Tổ công tác để xem xét tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho từng dự án, từng doanh nghiệp theo tinh thần “làm đúng vai, làm tròn vai; khó khăn ở đâu thì giải quyết ở đó; khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, không né tránh, đùn đẩy, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết”, nên trong hơn 1 năm qua cả nước đã có khoảng 100 dự án được tháo gỡ khó khăn, riêng TP.HCM đã tháo gỡ khó khăn cho 30% trong tổng số 148 dự án gặp “vướng mắc”.

Hiện nay, hệ thống pháp luật đang ngày càng được hoàn thiện theo hướng “bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất” và sát thực tiễn hơn, nên việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 và các luật có liên quan, theo HoREA sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực tiễn để đất đai trở thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Bảng tổng hợp dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn và số lượng giao dịch nhà ở giai đoạn 2016 - 2023:

Nhiều vướng mắc trong thực tiễn đất đai sẽ được tháo gỡ khi thi hành Luật Đất đai 2024
9 điểm nhấn nổi bật của Luật Đất đai 2024 tác động tích cực đến thị trường bất động sản 9 điểm nhấn nổi bật của Luật Đất đai 2024 tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Luật Đất đai 2024 đã bổ sung quy định “có tính đổi mới” về trách nhiệm của Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận quyền ...

Luật Đất đai sửa đổi có thể khiến giá và nguồn cung bất động sản tăng lên Luật Đất đai sửa đổi có thể khiến giá và nguồn cung bất động sản tăng lên

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Ông Đinh Minh Tuấn, Giám ...

Đề xuất phương pháp định giá, bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 Đề xuất phương pháp định giá, bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành để lấy ý kiến về các dự thảo nghị định liên quan việc thi hành Luật ...

Các tin khác

Giải mã lý do Eurowindow Twin Parks “lọt mắt xanh” nhà đầu tư

Giải mã lý do Eurowindow Twin Parks “lọt mắt xanh” nhà đầu tư

Sở hữu vị trí chiến lược ở lõi trung tâm Gia Lâm, Eurowindow Twin Parks được hưởng lợi trực tiếp từ kết quả quá trình “quận hóa” khi hạ tầng giao thông được đầu tư kết nối đồng bộ và hạ tầng xã hội đầy đủ tiện ích, trong khi mức giá bất động sản đang ở mức hấp dẫn so với mặt bằng thị trường.
Giá thuê nhà tại Hà Nội tăng cao - thách thức cho người lao động trẻ

Giá thuê nhà tại Hà Nội tăng cao - thách thức cho người lao động trẻ

Giá thuê nhà tại Hà Nội tiếp tục leo thang, khiến nhiều người lao động, đặc biệt là người trẻ, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị. Nhiều người buộc phải thuê nhà xa trung tâm, đối mặt với những thách thức về chất lượng sống.
Quy tụ nhiều dự án tỷ đô - bất động sản Đông Anh tiếp đà tăng trưởng mạnh

Quy tụ nhiều dự án tỷ đô - bất động sản Đông Anh tiếp đà tăng trưởng mạnh

Thị trường bất động sản Hà Nội đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng đầy hứa hẹn, mở ra những cơ hội hấp dẫn cho giới đầu tư. Nổi bật trong làn sóng này, Đông Anh vươn lên trở thành tâm điểm, hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025 với tiềm năng phát triển vượt trội và hàng loạt dự án đột phá.
Tranh chấp tại chung cư C2 Xuân Đỉnh: Cư dân đòi minh bạch, chủ đầu tư chậm bàn giao

Tranh chấp tại chung cư C2 Xuân Đỉnh: Cư dân đòi minh bạch, chủ đầu tư chậm bàn giao

Cư dân chung cư C2 Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc khi chủ đầu tư niêm phong các phòng kỹ thuật, chậm bàn giao 2 tầng hầm và thiếu minh bạch về quỹ bảo trì tòa nhà. Tranh chấp kéo dài khiến người dân lo ngại về quyền lợi chính đáng và vấn đề an toàn khi sinh sống tại đây.
Nhà ở xã hội: Hướng đi nào để vừa hỗ trợ người mua, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư?

Nhà ở xã hội: Hướng đi nào để vừa hỗ trợ người mua, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư?

Dù nhà ở xã hội được xem là một giải pháp giúp người lao động có thu nhập thấp và trung bình thực hiện giấc mơ an cư, nhưng thực tế, không phải ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận. Để cân bằng giữa việc hỗ trợ người mua và thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cần có những chính sách đồng bộ, cơ chế linh hoạt và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.
Đừng để mua nhà trở thành “ác mộng”!

Đừng để mua nhà trở thành “ác mộng”!

Ước mơ an cư lạc nghiệp luôn cháy bỏng trong mỗi người lao động, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, bài toán tài chính khi quyết định “gánh” trên vai một khoản vay lớn để mua nhà luôn là một thách thức không nhỏ đối với mỗi người. Vậy, làm thế nào để giấc mơ an cư không trở thành “ác mộng” nợ nần? Vay bao nhiêu là đủ và an toàn để không gánh nặng cuộc sống?
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Một thập kỷ kết nối, thúc đẩy thị trường minh bạch, bền vững

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Một thập kỷ kết nối, thúc đẩy thị trường minh bạch, bền vững

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa kỷ niệm 10 năm thành lập, đánh dấu một thập kỷ nỗ lực không ngừng trong việc kiến tạo một môi trường kinh doanh bất động sản công bằng, minh bạch và cạnh tranh.
Bán nhà ở xã hội giá từ 540 triệu đồng/căn ở nơi đông công nhân nhất Đà Nẵng

Bán nhà ở xã hội giá từ 540 triệu đồng/căn ở nơi đông công nhân nhất Đà Nẵng

Trong bối cảnh giá bất động sản đô thị tiếp tục xu hướng tăng, việc tìm kiếm nhà ở phù hợp với khả năng tài chính là một thách thức đối với nhiều người, đặc biệt là người lao động tại các khu công nghiệp. Tại Đà Nẵng, dự án nhà ở xã hội Bàu Tràm Lakeside tại quận Liên Chiểu được xem là một nỗ lực nhằm giải quyết phần nào nhu cầu này cho lực lượng công nhân đông đảo trong khu vực. Dự án sắp mở bán 250 căn hộ với mức giá phù hợp, hứa hẹn mang đến cơ hội an cư thiết thực cho người lao động.
Bất động sản Haaland - Đối tác uy tín trong lĩnh vực chuyển nhượng chung cư tại Hà Nội

Bất động sản Haaland - Đối tác uy tín trong lĩnh vực chuyển nhượng chung cư tại Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường bất động sản không ngừng biến động, việc tìm kiếm một đối tác uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo các giao dịch an toàn, minh bạch trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Công ty TNHH Dịch vụ Bất động sản Haaland ra đời với sứ mệnh trở thành cái tên hàng đầu trong lĩnh vực chuyển nhượng chung cư tại Hà Nội, mang đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Bất động sản bền vững - "Chìa khóa" tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Bất động sản bền vững - "Chìa khóa" tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn trong kỷ nguyên mới. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng hai con số, việc chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết.
Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam - xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Ngày 19/2, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V; đồng thời công bố và triển khai đề án “Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam”.
"Kỷ nguyên mới" của thị trường bất động sản: Thích ứng để bứt phá, phát triển bền vững

"Kỷ nguyên mới" của thị trường bất động sản: Thích ứng để bứt phá, phát triển bền vững

Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V, các chuyên gia và doanh nghiệp cùng nhau phân tích thực trạng, xu hướng thị trường trong "kỷ nguyên mới". Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đối diện nhiều cơ hội tăng trưởng, song vẫn còn không ít thách thức về pháp lý, vốn và biến động kinh tế vĩ mô đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng linh hoạt để phát triển bền vững.
Có bao nhiêu tiền tích lũy thì suy nghĩ đến việc mua nhà?

Có bao nhiêu tiền tích lũy thì suy nghĩ đến việc mua nhà?

Mua nhà là một trong những quyết định lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người, đặc biệt là đối với người trẻ. Với tình hình giá bất động sản tăng cao và lãi suất không ngừng thay đổi, câu hỏi đặt ra là: khi nào là thời điểm thích hợp để mua nhà? Có bao nhiêu tiền tích lũy thì có thể mua? Và vay bao nhiêu là hợp lý?
Xu hướng đầu tư bất động sản dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm sẽ ngày càng được định hình rõ nét

Xu hướng đầu tư bất động sản dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm sẽ ngày càng được định hình rõ nét

Đây là nhận định của các chuyên gia Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS). Theo đó, thời gian gần đây, giá bất động sản tại khu vực trung tâm tăng mạnh, hiện chỉ phù hợp với các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, nhu cầu tích lũy tài sản trong dài hạn. Trong khi giá bất động sản tại một số khu vực có quy hoạch tốt, hạ tầng phát triển có biên độ tăng giá lớn trong tương lai.
Masterise Homes ra mắt SOLA - Đảo Ánh Dương - bán đảo villa vườn giữa tâm điểm kết nối trung tâm Sài Gòn

Masterise Homes ra mắt SOLA - Đảo Ánh Dương - bán đảo villa vườn giữa tâm điểm kết nối trung tâm Sài Gòn

Masterise Homes chính thức ra mắt dự án SOLA - Đảo Ánh Dương - phân khu bán đảo villa vườn duy nhất tại trung tâm mới The Global City - khu đô thị biểu tượng đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế bởi Foster+Partners.
Sắp diễn ra Diễn đàn “Thị trường bất động sản vươn mình trong kỷ nguyên mới”

Sắp diễn ra Diễn đàn “Thị trường bất động sản vươn mình trong kỷ nguyên mới”

Ngày 19/2 sẽ diễn ra Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ V, bàn về động lực và triển vọng vươn mình của thị trường bất động sản trong kỷ nguyên mới. Sự kiện còn vinh danh các thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2024-2025, ghi nhận những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển của ngành.
Trước và sau Tết Ất Tỵ, nhà đầu tư bất động sản đổ về đâu, tập trung phân khúc nào?

Trước và sau Tết Ất Tỵ, nhà đầu tư bất động sản đổ về đâu, tập trung phân khúc nào?

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn, sau Tết Nguyên đán, tại Hà Nội nhu cầu tìm kiếm của người mua tập trung vào chung cư về phía Tây ở các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông; đất nền khu vực ngoại ô (quận Long Biên, Hoài Đức, Hà Đông,…); và nhà riêng ở các quận đông dân gồm Đống Đa, Hoàng Mai, Long Biên. Trong khi đó, tại TP. HCM, phần lớn lượng quan tâm đất nền tập trung ở Quận 9. Người có nhu cầu mua chung cư chủ yếu tìm kiếm căn hộ ở Quận 2, Quận 7. Còn đối với nhà riêng, Bình Thạnh, Gò Vấp là các quận thu hút mức độ quan tâm nhiều hơn cả.
Thu nhập bao nhiêu để mua được nhà tại từng quận ở Hà Nội?

Thu nhập bao nhiêu để mua được nhà tại từng quận ở Hà Nội?

Giá nhà tăng “chóng mặt” trong khi thu nhập cải thiện không tương ứng khiến khả năng chi trả nhà ở tại Hà Nội liên tục sụt giảm trong vài năm qua. Người có thu nhập ở mức trung bình ngày càng khó sở hữu một căn nhà tại Thủ đô.
Đà Nẵng sắp có chung cư hơn 1.100 tỷ đồng ở Liên Chiểu, do BNC Land đầu tư

Đà Nẵng sắp có chung cư hơn 1.100 tỷ đồng ở Liên Chiểu, do BNC Land đầu tư

Khu căn hộ cao cấp Đà Nẵng (Grand Marina Da Nang) do Công ty Cổ phần BNC Land làm chủ đầu tư tại Lô 3, 4, khu A2-1, thuộc khu dân cư Hòa Hiệp 2, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Vốn đầu tư của dự án hơn 1.113 tỷ đồng.
Nhiều nhà ở xã hội mở bán sau Tết

Nhiều nhà ở xã hội mở bán sau Tết

Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao, đặc biệt là đối với các gia đình có thu nhập thấp và công nhân lao động, việc tiếp cận nhà ở xã hội trở thành một vấn đề quan trọng. Mới đây, hai dự án nhà ở xã hội tại Đà Nẵng và Bình Định đã chính thức tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội, mang đến cơ hội an cư cho người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động