Sẽ thất thu nếu không đánh thuế tối thiểu toàn cầu
Thuế thu nhập cá nhân từ bất động sản giảm mạnh 62% |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình của Chính phủ - Ảnh: VGP. |
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung để chống xói mòn thuế toàn cầu, sáng ngày 28/9, ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Tài chính bày tỏ quan điểm Việt Nam sẽ thất thu thuế, mất dòng đầu tư, các doanh nghiệp khó có thể đầu tư tiếp khi bị cơ quan thuế ở nước đặt công ty mẹ truy thu.
Theo Bộ trưởng, nếu không áp thuế tối thiểu toàn cầu với doanh nghiệp có doanh thu 750 triệu euro trở lên từ đầu năm 2024, Việt Nam từ bỏ quyền định thuế và doanh nghiệp sẽ nộp bổ sung về chính quốc - nơi đặt trụ sở chính của công ty mẹ. Việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng thu ngân sách từ phần thuế bổ sung; giảm trốn thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận của các nước G7 đạt được vào tháng 6/2021 để chống lại các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang nước có thuế suất thấp để tránh thuế, có hiệu lực từ 1/1/2024. Thuế suất sẽ áp dụng là 15% với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong hai năm của 4 năm liền kề nhất.
Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU sẽ đánh thuế vào năm 2024. Việt Nam cũng có kế hoạch áp thuế này từ năm 2024.
Theo tờ trình của Chính phủ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được hưởng mức thuế suất doanh nghiệp dưới 15% sẽ phải nộp bổ sung thuế để đủ mức 15%. Rà soát của cơ quan thuế cho thấy có 122 doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải nộp bổ sung thuế. Hai khoản họ sẽ phải kê khai, nộp bổ sung là thuế nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IRR).
Dự thảo Nghị quyết quy định người nộp thuế, bao gồm công ty thành viên của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu EUR trở lên, trừ các tổ chức của chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao, tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao và các tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức nêu trên theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, việc ban hành chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu tại Việt Nam là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đã được nêu tại Nghị quyết số 07-NQ/TƯ ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Ủy ban Tài chính ngân sách - cơ quan thẩm tra, nhận xét dự thảo nghị quyết chưa quy định thu thuế với các khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu (UTPR). Đây là khoản giữ quyền có thể thu thuế với trường hợp công ty con ở Việt Nam được phân chia quyền thu với những khoản thu nhập chưa bị đánh thuế tối thiểu toàn cầu tại nước sở tại. Vì thế, Ủy ban đề nghị bổ sung quy định về UTPR để có cơ sở áp dụng ngay, bảo đảm giữ quyền đánh thuế của Việt Nam.
Theo thống kê của cơ quan thuế, có 122 tập đoàn nước ngoài chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Những cái tên như Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn, Pegatron với vốn đầu tư đăng ký chiếm gần 30% tổng vốn FDI tại Việt Nam (khoảng 131,3 tỷ USD) là những dự án có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu. Nếu các nước có công ty mẹ đều áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024, các nước này sẽ thu thêm phần thuế chênh lệch khoảng hơn 14.600 tỷ đồng trong năm 2024.
Dự kiến cơ chế thu thuế doanh nghiệp bổ sung khi Việt Nam áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 10 tới.
Doanh nghiệp chậm được hoàn thuế, trách nhiệm thuộc về ai? Liên quan đến phản ánh của doanh nghiệp về việc chậm hoàn thuế VAT, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, một ... |