Hợp đồng điện tử - Công cụ không thể thiếu của doanh nghiệp chuyển đổi số |
![]() |
PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu, Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia |
"BÁO CHÍ THỰC HIỆN CĐS LÀ QUÁ TRÌNH TẤT YẾU ĐỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH CĐS DIỄN RA MẠNH MẼ TRÊN MỌI LĨNH VỰC" |
Chuyển đổi số là nhu cầu tự thân của báo chí truyền thống
Thực tiễn đã chứng minh, báo chí Cách mạng Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện chuyển đổi số về quy trình, phương thức làm việc, khai thác, vận dụng một cách hiệu quả những giá trị, lợi ích của chuyển đổi số vào các mặt hoạt động phù hợp với từng ấn phẩm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được về chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của báo chí hiện nay mới chỉ là bước đầu; vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra để các toà soạn cần tiếp tục có những nỗ lực, chủ động để đáp ứng, theo kịp công nghệ mới.
Điều đáng nói là với vô vàn những yêu cầu và thách thức đang đặt ra cho báo chí thì việc quyết liệt chuyển đổi số trong các tòa soạn là con đường tất yếu song không có một “chìa khóa vạn năng” hay “công thức chung” cho tất cả các cơ quan báo chí. Đây cũng không phải một cuộc cách mạng lớn về công nghệ và thiết bị mà trước tiên đó phải là sự thay đổi về nhận thức, đổi mới trong tư duy, cách làm của những người làm việc trong các cơ quan báo chí truyền thống. Có những quy trình chuyển đổi số có thể rất thành công với cơ quan này nhưng khi áp dụng lại hoàn toàn không hiệu quả với một cơ quan báo chí khác.
Chuyển đổi số báo chí ngày nay đã bảo đảm thực hiện tốt sứ mệnh của nền báo chí cách mạng và phát triển theo hướng hiện đại. Do đó, thực hiện chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động trong các cơ quan báo chí trước hết và trên hết, phải bắt đầu từ thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo (người đứng đầu toà soan), Ban Biên tập, phóng viên, biên tập viên, cán bộ, nhân viên từng tòa soạn. Yêu cầu về kỹ năng, trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của mỗi cơ quan báo chí cần phải được chú trọng quan tâm đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc chuyển đổi số...
Chuyển đổi số nhằm xây dựng cơ quan báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại
Chuyển đổi số đã và đang thực sự mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Sự cạnh tranh thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất các loại hình khác nhau và cung cấp lên hạ tầng truyền dẫn trên mạng internet qua các trang web, ứng dụng, mạng xã hội… với những thông tin đa chiều, cần báo chí phải thể hiện rõ vai trò sứ mệnh trong việc lựa chọn “bộ lọc” thông tin để định hướng.
Báo chí thực hiện chuyển đổi số là quá trình tất yếu để tồn tại và phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng đã có những chủ trương, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi số của báo chí. Ngày 06/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Với chuyển đổi số, dữ liệu phục vụ cho hoạt động của tòa soạn do biên tập viên, cán bộ, nhân viên tòa soạn và các hệ thống thu thập dữ liệu tự động cung cấp. Khi lấy công nghệ làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của một tòa soạn từ hành chính, trị sự cho đến tác nghiệp, điều hành, xuất bản nội dung đều được thực hiện trên một phần mềm duy nhất. Ban Biên tập chỉ sử dụng một super-desk để điều phối luồng thông tin 24/7, phân luồng tin tức lên các nền tảng khác nhau và chỉ đạo sự hợp tác giữa các đơn vị để tạo ra những sản phẩm thông tin không trùng lặp, nhanh chóng sản xuất được các tác phẩm báo chí chất lượng cao, như: emagazine, megastory, longform, podcast... phù hợp với từng nền tảng và có sự hỗ trợ lẫn nhau (độc giả đọc tin trên báo/tạp chí điện tử nhưng sẽ tìm kiếm những bài nghiên cứu khoa học chuyên sâu trên các tạp chí/báo in, hoặc các tạp chí/báo in có thể sử dụng điện thoại để quét mã nhằm giúp bạn đọc công chúng xem, nghe các nội dung đa phương tiện trên tạp chí/báo điện tử).
Theo đó, nền tảng tòa soạn số cho phép tòa soạn dễ dàng phát hành nội dung báo chí thông qua các phương tiện truyền thông mới, như: Newsletter, mạng xã hội (Facebook, Tiktok...), các ứng dụng OTT (Zalo, Telegram, Viber...). Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thu thập và xử lý thông tin cũng giúp cho các tòa soạn nhanh chóng phát hiện các thông tin, chủ đề thời sự mới, nóng liên quan đến tôn chỉ, mục đích của mình, từ đó giúp cho Ban Biên tập có thể dễ dàng chỉ đạo, khai thác thông tin một cách hiệu quả. Theo đó, xây dựng nền tảng quản lý báo chí hội tụ công nghệ hiện đại song song với nền tảng phân tích khai thác thông tin trên môi trường số và gắn kết với nền tảng hỗ trợ phòng, chống tấn công và ứng cứu khẩn cấp cho hệ thống thông tin của các cơ quan báo chí.
Sứ mệnh của báo chí là dẫn dắt chuyển đổi số
![]() |
Chuyển đổi số trong hoạt động của các báo chí không chỉ là việc đầu tư thiết bị công nghệ “sang, xịn, mịn” mà quan trọng hơn là phải tập trung xây dựng, phát triển nội dung thật tốt; bởi nếu không có nội dung tốt, gắn kết với nhu cầu, yêu cầu thực tiễn ngày càng cao thì các ấn phẩm, nhất là ấn phẩm điện tử của báo chí sẽ không thu hút được người đọc, cũng có nghĩa là không tạo được nguồn thu bổ sung để tái đầu tư cho phát triển. Suy cho cùng, muốn có nội dung tốt với những bài viết hay, hấp dẫn, chứa đựng hàm lượng tri thức mới cao, bám sát và nắm bắt được hơi thở của đời sống... thì yếu tố mang tính quyết định vẫn là con người. Chính vì vậy, hai yếu tố quan trọng nhất để thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của báo, tạp chí cần có: thiết bị công nghệ và con người; cả hai phải được tạo dựng song hành và nâng cao trên cơ sở yêu cầu của quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Để dẫn dắt, chủ động đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí, cần chú trọng đến công tác đào tạo hoặc đào tạo lại để các tòa soạn thực sự có được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có khả năng sử dụng thành thạo, tinh thông các công cụ số và cách tiếp cận mới, một cách nghĩ khác, làm khác, tạo ra một kết quả khác biệt, hiệu quả hơn, giữ vai trò truyền thông dẫn dắt chuyển đổi số lan tỏa tới các lĩnh vực, ngành nghề đáp ứng mục tiêu phát triển.
Cùng với đó, bản thân đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo, tạp chí cũng phải có đủ năng lực và trình độ, về tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động; đồng thời nắm bắt những vấn đề chính trị - thời sự nóng nhằm bảo đảm cho báo, tạp chí đăng tải thông tin nhanh, đúng định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội, nhất là trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đó thực sự là nội lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của báo chí Cách mạng trong thời gian tới./.
“Mục tiêu chung của chuyển đổi số báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; bảo đảm vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số. Trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đề ra: “100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước); 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số; các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%”. --------------- (Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6/4/2023 phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ) |
![]() Chiều qua 28/2, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức Lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm 2022 chọn ra 23 tác ... |